TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Luận Ngữ EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Luận Ngữ EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Luận Ngữ EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Luận Ngữ EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Luận Ngữ EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Luận Ngữ EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Luận Ngữ EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Luận Ngữ EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Luận Ngữ EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Luận Ngữ EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Luận Ngữ

+9
nnk
Huong ngoc
Cuội
Lôi Vũ
Thi Mau
gia khanh
hoang
huuhoi
Hoàng Lão Tà
13 posters

Trang 1 trong tổng số 10 trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Go down

Luận Ngữ Empty Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Sat 19 Dec 2009, 10:42

Mở đầu lời tựa cuốn "Nho Giáo", cụ Trần Trọng Kim có viết:
"Một cái nhà cổ rất đẹp, lâu ngày không ai sửa sang, để đến nỗi bị cơn gió bão đánh đổ bẹp xuống. Những người xưa nay vẫn ở cái nhà ấy ngơ ngác không biết làm thế nào. Dầu có muốn dựng lại cũng không không dựng được, vì người không có mà của cũng không. Vả thời thế đã xoay vần, cuộc đời biến đổi, người trong nước đang háo hức về sự bỏ cũ theo mới, không ai nghĩ gì đến cái nhà cổ ấy nữa.
Song cái nhà cổ ấy tự nó là một bảo vật vô giá, không lẽ để đổ nát đi mà không tìm cách giữ lấy di tích. Không gì nữa thì ta cũng vẽ lấy cái bản đồ để người đời sau biết rằng cái nhà ấy khi xưa đẹp đẽ là thế, mà sau đổ nát là thế..."

Noi dấu người xưa, Lão tà tui mở cái góc nhỏ mọn này, với một số ít chữ nghĩa không lấp đầy cái lá mít, cũng cố nhặt nhạnh bài vở các nơi rinh về đây để dành !
Có gì sai sót, xin mọi người chỉ dạy thêm.

Xin đa tạ! Luận Ngữ 274661


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Sat 19 Dec 2009, 10:51; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Sat 19 Dec 2009, 10:47

Trường Thư, Kiệt Nịch, hai người đang cày ruộng. Khổng Tử đi ngang qua đấy, sai Tử Lộ đi thăm dò bến đò.
Trường Thư hỏi Tử Lộ: “Người ở trên xe đó là ai vậy?
Tử Lộ đáp: “là Khổng Khâu”.
Trường Thư lạI hỏi: “Có phải Khổng Khâu nước Lỗ đó không?”
Tử Lộ đáp: “Đúng vậy.”
Trường Thư liền nói: “Nếu quả là ông ta thì ông ta tự khắc biết bến đò ở chỗ nào rồi.”
Tử Lộ lại đi hỏi Kiệt Nịch.
Kiệt Nịch hỏI: “Ông có phải là đồ đệ của Khổng Khâu nước Lỗ không?”
Tử Lộ đáp: “Đúng vậy”
Kiệt Nịch bèn nói: “Thói hư tật xấu ở đời giống như một trận hồng thuỷ, nơi nào cũng đầy dẫy, các ông làm sao có thể thay đổi được nó? Ông đi theo Khổng Khâu trốn tránh những người xấu, vậy tại sao không đi theo chúng tôi để trốn tránh cả cái xã hội này?”
Nói xong vẫn tiếp tục cày ruộng như thường.
Tử Lộ trở về thưa lại với Khổng Tử.
Khổng Tử thất vọng than rằng: “Chúng ta đã không thể nào chung sống với cầm thú chim muôn, vậy thì không chung sống với con người thì còn chung sống với ai? Nếu như thiên hạ thái bình thì cần gì ta và các ngươi phải đi thay đổi chúng làm gì !”
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  huuhoi Sun 20 Dec 2009, 14:27

Vậy nếu là Khổng Tử thì chắc sẽ bấm vô nút số 3 rồi hén!
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 21 Dec 2009, 00:57

Luận Ngữ Confucius_02
Lão Tử nói "Ngô ngôn thậm dị tri, thậm dị hành. Thiên hạ mạc năng tri, mạcnăng hành" (Những lời của ta cực dễ hiểu, dễ làm, nhưng thiên hạ chẳng ai hiểu, làm theo cả)

Khổng Tử hẳn cũng biết việc ông làm không được nhiều kẻ đương thời ủng hộ nhưng bản thân ông luôn tận lực làm điều phải (tận nhân lực, tri thiên mệnh)

Tâm niệm hàng ngày của ông: "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu, nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ? Truyện, bất tập hồ? "
(Mỗi ngày ta xét ba điều: Làm việc cho ai có hết lòng khổng? Đối với bạn có vẹn chử tín không ? Đạo thầy truyền có học không ?)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  hoang Mon 21 Dec 2009, 07:47

Chủ quán chịu khó đầu tư cho quán quá đi há
hoang
hoang

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 22 Dec 2009, 08:32

Hì hì, Hoàng ui,

Phàm thì khi ế ẩm quá, chủ hay ngồi độc thoại là vậy đó! Mở phòng Luận Ngữ, thấy cái bảng hiệu là thiên hạ hổng muốn ghé rồi hén! Laughing

Khổng Tử thường uyển chuyển trong việc dạy bảo, khuyên răng học trò, nên nhiều lúc xem qua tưởng rằng không nhất quán.

Một ví dụ :
Quý Văn Tử tam tư nhi hậu hành. Tử văn chi viết: "Tái, tư khả hĩ!"
Quý Văn Tử làm việc gì cũng nghĩ đi xét lại ba lần rồi mới làm. Nghe ấy, đức Khổng Tử nói: "Hai lần, ấy đã được rồi vậy".

Dừơng như mâu thuẫn với điều Khổng Tử dạy các đệ tử khác (như Tử Lộ) là po phải "tam tư".
Xét trong bối cảnh câu chuyện thì thấy những người có tính cương trực, nóng nảy như Tử Lộ thường có hành vi hấp tấp, thiếu chín chắn nên việc suy đi nghĩ lại là cần thiết. Ngược lại, Quý Văn Tử là người rụt rè, thiếu cương quyết. Nếu cứ suy đi nghĩ lại hoài thì chẳng đi đến đâu cả, chẳng dám làm gì cả. Nên Không Tử mới có lời dạy như thế.

Vậy mới thấy, cái Đạo của Khổng Tử không cứng nhắc như nhiều người vẫn nghĩ! Laughing
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  gia khanh Tue 22 Dec 2009, 10:18

Phàm thì khi ế ẩm quá, chủ hay ngồi độc thoại là vậy đó! Mở phòng Luận Ngữ, thấy cái bảng hiệu là thiên hạ hổng muốn ghé rồi hén!
Hí hí , cũng như khi xưa ở quán Trăng dzị thui , có lúc 2,3 ngày mới thấy bạn bè ghé thăm mừ đâu thí chủ quán than tiếng nào mô Smile
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 22 Dec 2009, 17:28

He he, nhân Gia Khánh nói chuyện than thở, Tà tui góp một chuyện Khổng Tử than thở trong Luận Ngữ nghen:

Tử viết: ‘Mạc ngã tri dã phù!’ Tử Cống viết: ‘Hà vi kỳ mục tri tử dã!’ Tử viết: Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt tri ngữ giã kỳ thiên hồ?”

(Khổng Tử nói: ‘Không ai hiểu cho ta cả!’. Tử Cống hỏi: ‘Sao lại không có người hiểu thầy?’. Khổng Tử đáp: ‘Ta không oán trời, không trách người. Ta học nơi việc người để đạt đạo trời; biết ta chỉ có trời chăng?')
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 23 Dec 2009, 12:58

Nguồn gốc học thuật:
Trong Luận Ngữ, Khổng Tử đã hai lần nhắc đến từ ngữ “nhất dĩ quán chi”.

Lần thứ nhất là trong thiên Lý Nhân: “Tử viết: ‘Sâm hồ! Ngô đạo dĩ nhất quán chi’. Tăng Tử viết: ‘Duy!’ Tử xuất, môn nhân vấn viết: ‘Vị hà dã?’ Tăng Tử viết: ‘Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ” (Khổng Tử bảo: ‘Này Tăng Sâm! Đạo của ta chỉ do một ý tưởng căn bản xuyên suốt từ đầu đến cuối’. Tăng Tử thưa: ‘Vâng, đúng thế’. Khổng Tử đi ra, môn nhân hỏi: ‘Thầy nói vậy nghĩa là sao?’ Tăng Tử giảng: “Đạo của phu tử chỉ là trung hậu và khoan dung mà thôi!).

Lần thứ hai là trong thiên Vệ Linh Công: “Tử viết: ‘Tứ dã! Nhữ dĩ dư vị đa học, nhi thức chi giả dư?’ Đối viết: ‘Nhiên! Phi dư?’ Viết: ‘Phi dã! Dư dĩ nhất quán chi!” (Này anh Tứ! (Tứ là tên tục của Tử Cống). Anh cho rằng ta học rộng nên mới biết nhiều đấy chăng?’ Tử Cống thưa: ‘Đúng vậy, không phải như thế ư?’ Khổng Tử bảo: ‘Sai rồi! Ta dùng một điều để quán thông hết thảy’). Chúng tôi dịch những câu này theo cách diễn giảng của Tứ Thư Bạch Thoại Giải.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Thi Mau Wed 23 Dec 2009, 21:45

Đọc xong mấy kí này còn bạc đầu sớm hơn là dô mục si gặm của Thỏ hùi đó a chủ quán
Thi Mau
Thi Mau

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  gia khanh Thu 24 Dec 2009, 09:09

Hiểu được chít liền ah Mad
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  huuhoi Thu 24 Dec 2009, 09:10

He he,

Đúng gùi đó Mầu ui!
Tại vì chủ quán bạc đầu hít chơn rùi nên muốn rủ thêm mí ngừ bạc theo cho ... dzui đó mừ ! Laughing
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  huuhoi Thu 24 Dec 2009, 09:22

He he, chào GK dạo phố sáng sớm nè.
Nếu mà có ai hiểu đúng được thì Nho giáo đâu còn gì là ... bí hỉm nữa hén GK.
Đừng có lo, mình cứ hiểu sao cũng được, không ai có cơ sở gì mà bắt bẽ mình được đâu! Cứ yên 12 cái tâm đi nghen GK ! Laughing

Trở lại với chủ đề "Nhất dĩ quán chi" này , HH thấy cũng có nhiều trường phái hiểu khác nhau.
Có người cho rằng chữ NHẤT đây là khởi thuyết "Thiên địa đồng thể"
Tuy nhiên, theo tác giả Dương Hùng (Việt Sử Yếu Lĩnh) thì tinh thần xuyên suốt trong Nho giáo của Khổng tử là chữ Nhân, rút tỉa từ Kinh Dịch.

HH thấy hợp nhãn với lập luận này nhất.
Cơ sở từ câu chuyện:
Sách Luận Ngữ, chương Tử Hãn có ghi lời đức Khổng Tử khi ngài bị người đất Khuông thuộc nước Vệ vây khốn vì lầm ngài với ác nhân Dương Hổ: “Văn vương đã mất, Đạo không do ta gánh vác hay sao? Nếu trời muốn chôn vùi đạo thì kẻ chết sau Văn vương là ta không được gánh vác việc đạo nữa. Trời chưa bỏ Đạo thời người đất Khuông làm gì được ta?”

(Văn vương ký vật, văn bất tại tư hồ? Thiên chi tương táng tư văn giã, hậu tử giả bất đắc dự ư tư văn giã. Thiên chi vị táng tư Văn giã, Khuông nhân kỳ như dư hà? [Luận Ngữ, Tử Hãn)


Mà cái ĐẠO từ Văn Vương là gì ? Công trình vĩ đại nhất của Văn Vương chẳng phải là kế thừa và phát triển, (bổ túc hệ từ truyện?) Kinh Dịch của Đức Phục Hy hay sao?
Ta cũng thấy Khổng Tử rất uyển chuyển trong việc giáo hóa môn đồ, cũng như tiếp cận vấn đề, mặc dù vẫn trong khuôn khổ của LỄ. Điều này cũng rất hợp với nguyên tắc "DỊCH" là biến chuyển của Kinh Dịch

Vậy, "Nhất" ở đây là Kinh Dịch, Đạo của Khổng Tử cũng dựa trên cơ sở tinh thần của Dịch Học vậy ! bounce
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  gia khanh Thu 24 Dec 2009, 09:38

Híhí, chào buổi sớm chủ quán .
Rinh về mất thời gian mừ lỡ nó die sì uổng nên GK than dị mừ , còn nếu chủ quán sung thì cứ tà tà hé Embarassed
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Sat 26 Dec 2009, 23:58

Hiện nay, nguồn thông tin thiệt là nhiều, đủ mọi kiểu. Vì vậy phân biệt thị phi, phải trái trắng đen thiệt là khó.
Đôi khi tìm một thôn tin nào đó trên mạng, t lại được nhiều ý kiến trái ngược nhau. Vậy biết ý nào là đúng?
Có người rằng "dễ ẹt, thấy cái nào hợp lý hơn thì theo"
Lại hỏi: "Làm sao biết cái nào hợp lý hơn cái nào?"
...
Không phải lúc nào cũng xác định được.
Vậy thì lúc này, cái "nhất dĩ quán chi" của Khổng Tử thiệt là cứu cánh.
Cần nhớ Khổng Tử cũng là người rất hiếu học, chứ nếu cứ đòi "nhất dĩ quán chi" mà không chịu học thì thành ra "quán cái chi" Very Happy
Khổng Tử nói "Thập thất chi ấp tắc hữu trung tín như Khâu dã, bất như Khâu hiếu học dã"
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  gia khanh Mon 28 Dec 2009, 08:29

Hoàng Lão Tà đã viết:


Khổng Tử nói "Thập thất chi ấp tắc hữu trung tín như Khâu dã, bất như Khâu hiếu học dã"
Chùi ui, cái gì mà chi hồ giả giả, GK hẻm có hỉu Laughing
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 28 Dec 2009, 09:38

Hì hì,
Lật đật wá nên wên không chú thít.
Ổng nói rèng "trong mỗi ấp nhỏ, chỉ cần có 10 nhà, thì đã có người trung tín như ổng, nhưng chưa chắc có người ham học hỏi như ổng" Laughing
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  gia khanh Mon 28 Dec 2009, 09:57

Hoàng Lão Tà đã viết:Hì hì,
Lật đật wá nên wên không chú thít.
Ổng nói rèng "trong mỗi ấp nhỏ, chỉ cần có 10 nhà, thì đã có người trung tín như ổng, nhưng chưa chắc có người ham học hỏi như ổng" Laughing
Hí hí, viết dì có phải dễ hỉu hơn hong ? Laughing
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 28 Dec 2009, 21:47

Tối nay Lão tà rinh một bài dài lê thê về đây thử coi có ai làm siêng đọc không nhé! affraid
Đây chỉ là cái nhìn của phương tây về Khổng Tử, không nhất thiết là ĐÚNG Very Happy

Khổng Tử và cuộc mưu cầu hạnh phúc nhân sinh
Herrlee G. Creel (1905-1994)

Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh nhân cách, tài năng trí tuệ, và những thành tựu cá nhân. Chúng ta không thể nào giải thích cặn kẽ được sự xuất hiện của các nhân vật như thế, nhưng nhờ xem xét các hoàn cảnh sinh bình của họ, ít nhất ta cũng có thể hiểu thêm về họ.

Dù nỗ lực nhưng chúng ta vẫn thấy khó hiểu được Khổng Tử, vì biết bao truyền thuyết về ông đã tích lũy qua nhiều thế kỷ khiến ta rất khó thấy được sự thật. Các thêm thắt tô điểm này phát xuất từ hai động cơ khác biệt. Một mặt, những kẻ trung thành với Khổng Tử bấy lâu vẫn hằng mong xưng tán ông và vì thế đã thực hiện những điều sùng tín, như tạo ra một gia phả đầy thêm thắt, cho rằng tổ tiên xa xôi của ông cũng là hoàng tộc. Mặt khác, những kẻ mà quyền lợi của họ bị nhà tư tưởng cách mạng họ Khổng đe dọa đã tìm cách và đã thành công phần nào vô hiệu hóa những tấn công của ông vào đặc quyền đặc lợi của họ bằng cách xuyên tạc và diễn giải sai lạc những lời nói của ông. Vì thế, công việc an toàn duy nhất của ta là gạt bỏ những truyền thuyết thêm thắt về cuộc đời và tư tưởng của ông, và ta chỉ tin vào những bằng chứng mộc mạc hơn, có thể thu thập từ các văn bản được chứng minh là cổ xưa và khả tín.
Khổng Tử sinh năm 551 tcn tại nước Lỗ, một nước nhỏ tọa lạc tại nơi mà ngày nay được gọi là tỉnh Sơn Đông. Không ai rõ về tổ tiên của ông, nhưng dường như ông bà tổ tiên của ông cũng có người thuộc hàng quý tộc. Tuy nhiên ông tự thuật rằng ông đã trải qua một tuổi thơ nghèo khổ: «Thuở bé ta chịu cảnh nghèo, nên phải làm việc hạ tiện.» Ông đã phải bươn chải mưu sinh, không câu nệ những việc hèn hạ. Nhờ thế mà ông có thể học tập được, nhưng có lẽ phần lớn là tự học.

Những kinh nghiệm gian lao của tuổi thơ đã giúp ông nhận chân nỗi thống khổ của dân nghèo và ông bắt đầu suy tư sâu sắc về nó. Ông nhận thấy cái thế giới mà ông đang sống đang phân rã ghê gớm và vì thế rất cần có những đổi thay quyết liệt. Ông thường có dịp tiếp cận với thường dân cũng như giới quý tộc. Ông đánh giá thấp hầu hết giới quý tộc. Đó là những kẻ no cơm rửng mỡ chẳng có gì để làm. So với giới cờ bạc, họ còn tệ hơn nữa, vì ít ra giới cờ bạc cũng có việc để làm. Thực ra giới quý tộc ấy có nhàn rỗi mãi đâu. Họ luôn dụng tâm biến cải cuộc sống của họ đã xa xỉ lại càng xa xỉ hơn, một cuộc sống xa hoa dật lạc có được từ những sưu thuế và mồ hôi lao động của nhân dân. Còn hơn thế, giới quý tộc thường gây chinh chiến. Tại Trung Quốc – có lẽ ở các quốc gia khác cũng thế – giới quý tộc đều xuất thân từ quân phiệt. Thoạt đầu, giới quân phiệt này đã thực thi chức năng hữu ích của họ là bảo vệ xã hội. Nhưng với tư cách là một giai cấp, họ đã đi quá xa giới hạn, và đã cướp bóc nhân dân, thậm chí còn cướp bóc lẫn nhau nữa. Đa số giới họ đều thấy rằng chính cái nghệ thuật chinh chiến ấy mới là nghề nghiệp duy nhất mà sĩ phu phải đặc biệt lưu tâm. Và họ nhạo báng bất cứ ai – kể cả những kẻ chung giai cấp với họ – luôn mơ tưởng một chính quyền hoàn hảo và qui củ.

Khổng Tử không chỉ là người hiếu hòa. Ông chủ trương bất đắc dĩ cũng cần đến vũ lực, nhưng quyền lực ấy phải nằm trong tay những bậc đạo đức để thế giới không biến thành nạn nhân của những kẻ sùng bái bạo lực. Thực ra, ông cho rằng vũ lực là phương sách sau cùng, điều tiên quyết là con người phải phục tùng chánh nghĩa. Ông nói: «Nếu đã tự xét mình có lỗi thì dù đối diện một kẻ thất phu, ta cũng lấy làm run sợ. Nhưng nếu tự xét mình có chính nghĩa thì dù đương đầu muôn vạn người, ta vẫn cứ xông tới.» Ở mức độ thực tế hơn, ông cho rằng một quân đội không thể thiện chiến nếu những người lính bình thường chưa hiểu vì sao họ phải chiến đấu cũng như chưa hiểu cái chính nghĩa mà họ chiến đấu cho. Ông cho rằng nếu khiến cho chiến sĩ nhận ra sự vô đạo đức của kẻ thù thì tinh thần chiến đấu của họ sẽ dâng cao. Ông nói: «Chẳng dạy bảo dân mà bắt họ đi đánh giặc, đó là đẩy họ đến chỗ thua chết mà thôi.»
Khổng Tử nhận thức rằng những ý niệm như thế hoàn toàn bất đồng với những ý niệm của giới quý tộc. Ông không những nhận ra nó mà còn cố gắng thực thi điều gì đó về nó. Từ thời Khổng Tử trở về trước, thuật ngữ «Quân tử» có ý nghĩa phổ quát giống như ý nghĩa nguyên thủy của từ «gentleman» của người Tây phương, tức là nó ám chỉ một người sinh ra trong gia đình giàu sang mà tổ tiên của họ thuộc giai tầng cao hơn hạng dân đen. Kẻ đó sinh ra đã là quân tử rồi, không cần biết đạo đức của hắn như thế nào. Đến thời của Khổng Tử, ông đã thay đổi hoàn toàn quan niệm này và tạo cho từ Quân tử có ý nghĩa mới mẻ. Theo ông, ai ai cũng có thể trở thành bậc quân tử nếu họ là người có đức hạnh tốt, công bằng, nhân ái, vị tha. Chẳng có ai sinh ra là quân tử ngay lập tức. Đó chỉ là vấn đề của đức hạnh mà thôi.

Khổng Tử khinh miệt những trò xảo ngôn miệng lưỡi. Ông rất ít khi diễn thuyết trước đám đông. Tuy nhiên, ông hẳn là một người diễn giảng rất thuyết phục trước một người hoặc một nhóm ít người nào đó. Ngày nay đọc Luận Ngữ – tác phẩm ghi lại tất cả những gì ông đã nói – chúng ta phải cảm nhận cái hấp lực từ nhân cách của ông. Những ai tiếp cận với ông đều được nghe những ý tưởng canh tân thế giới của ông, dần dần họ trở thành môn đệ của ông. Ngay lúc đầu, vài người trong số môn đệ ấy chỉ nhỏ tuổi hơn ông một chút thôi.

Ông và môn đệ hình thành một trường tư thục đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có sự giáo dục nâng cao hơn. Ngày xưa trong triều đình vẫn có những chức quan phụ trách việc dạy dỗ con em của giới quý tộc và quan lại. Những người được sắc phong làm quan chức nhỏ sẽ vào triều và học tập cách làm quan nơi các quan chức cao hơn. Lối giảng dạy này dường như chủ yếu là huấn luyện các thao tác để người học có thể thi hành một chức việc nào đấy. Tuy nhiên, Khổng Tử không những huấn luyện các kỹ năng, mà ông còn giáo hóa (educate) họ với ý nghĩa – như một định nghĩa trong từ điển giải thích động từ này – là «phát triển và rèn luyện trí tuệ hoặc đạo đức con người để mở mang, kiên cường và khép vào kỷ luật».

Có một lý do nhất định giải thích tại sao Khổng Tử đã vượt ra khỏi khuôn mẫu cổ truyền trong quan niệm của ông về chức năng của học vấn. Chương trình giáo dục của ông tương đồng với chương trình giáo dục của cung đình ở chỗ đó là cái học để làm quan. Lối giáo dục cung đình đòi hỏi quan lại là công cụ của kẻ thống trị (vua chúa), nghĩa là phục vụ và thực thi những nguyện vọng của vua, đồng thời cai trị dân theo tập quán mà thôi. Trái lại, Khổng Tử kỳ vọng các môn đệ của ông phải nắm giữ vai trò năng động cách mạng bất kỳ chính quyền nào mà họ tham chính, đó là buộc giai cấp thống trị phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Muốn được vậy, môn đệ đó phải được chuẩn bị chu đáo cho chức năng tích cực ấy: Họ phải biết chủ động sáng tạo, thông minh, đạo đức và luôn phải tự rèn luyện mãi. Chỉ huấn luyện các kỹ năng thôi thì chưa đủ.

Với Khổng Tử, quan niệm về «bậc quân tử phi nguồn gốc xuất thân» không là lý thuyết suông; ông đã vận dụng nó trong việc giáo hóa môn đệ trở thành bậc quân tử. Bất kỳ ai ai cũng có thể trở thành môn đệ của ông, ngay cả những kẻ nghèo hèn nhất ông cũng không câu nệ. Ông nói: «Dạy người, ta không phân biệt đó là loại người nào, lý lịch thế nào.» Về cách thu nhận môn đệ, ông nói: «Kẻ nào đến ta xin nhập môn, dâng lên ta một xâu thịt khô; ta chưa hề chê lễ mọn mà từ chối dạy.»
Ông không hề thiên vị học trò, dù rằng học trò của ông có kẻ giàu người nghèo. Ông khen ngợi môn đệ nào, chỉ vì tài năng và đức độ của người đó mà thôi. Chẳng hạn ông khen một đệ tử tên là Trọng Do: «Mặc áo rách áo cũ đứng chung với kẻ mặc áo lông mà không hổ thẹn, ấy là trò Do vậy.»
Điều khá thú vị là vị môn đệ cơ hàn đó về sau trở nên quan chức cao cấp. Bởi ông dạy học không chỉ vì để dạy, mà trái lại, ông muốn chính tay môn đệ ông sẽ hành xử và tranh đấu cho tôn chỉ của ông, cho nên ông đòi hỏi rất nhiều về trí tuệ và nỗ lực của họ: «Kẻ nào chẳng gắng sức để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được. Kẻ nào không cố gắng tỏ bày ý kiến, thì ta chẳng giúp cho phát triển được. Kẻ nào biết một góc mà chẳng chịu tìm hiểu thêm ba góc kia thì ta chẳng dạy cho.»
Bởi vì ông dạy thứ dân trở thành quân tử, ngõ hầu họ có thể ra làm quan, nên ông rất chú ý việc truyền dạy nghi lễ cho họ. Nhưng cái nghi lễ ấy đã được sửa đổi khác xa với nghi lễ truyền thống xa xưa. Chữ Lễ nguyên nghĩa là «cúng tế» (sacrifice), nó còn ám chỉ mọi nghi lễ của việc cúng tế nữa. Như vậy nó bao hàm các buổi lễ lạc và nghi lễ, mà các lễ nghi này vốn dĩ là phép giao tiếp của giới vua chúa và quan lại.

Khổng Tử bắt đầu từ chữ Lễ. Nếu kẻ cai trị đã biết trang nghiêm cúng tế tổ tiên của họ thì tại sao họ không chú tâm đến triều chính y như vậy? Nếu quan lại mỗi ngày biết thi lễ và thủ lễ với nhau thì tại sao họ không quan tâm thi lễ và thủ lễ với quần chúng, mà đám dân đen này vốn dĩ là xương sống của quốc gia? Cho nên có lần ông dạy môn đệ là Trọng Cung rằng: «Bước ra khỏi nhà, ta phải thủ lễ dường như sắp gặp khách quý. Khi bảo dân thi hành công vụ, ta phải sốt sắng dường như thừa hành cuộc cúng tế lớn. Những gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình chớ thi hành cho người. Có như vậy, dân trong nước không ai oán mình mà người thân trong gia đình cũng không oán mình nữa.» Đức hạnh như vậy dĩ nhiên tương phản với thói luông tuồng, phóng túng của giới quý tộc.

Lễ chính là những qui tắc được minh định. Trong những kinh điển Nho giáo người ta sẽ tìm được những chỉ dẫn tỉ mỉ để biết cư xử sao cho hợp Lễ. Thậm chí khi cầm một vật gì, người ta còn được dạy là phải đặt ngón tay như thế nào nữa. Thế nhưng chính Khổng Tử lại quan niệm khác hẳn về Lễ. Điều quan trọng của Lễ là ở tinh thần và ở tấm lòng. Ông khinh miệt những hình thức xa hoa lộng lẫy mà thiếu vắng lòng thành: «Lễ cần ở tiết kiệm hơn là xa hoa. Tang lễ cần có lòng đau xót người chết hơn là lòe loẹt phô trương.»
Toàn bộ hệ thống tư tưởng và đạo đức của ông được dựng xây trên mối suy tư về bản chất nhân sinh. Một mặt, ông không cho rằng mỗi cá nhân là một hiện thể có tính siêu hình (a kind of metaphysical entity), tức là một xã hội hoàn toàn có trước cá nhân đến nỗi một cá nhân nếu muốn được gọi là tồn tại (exist) thì phải bị cuốn hút hoàn toàn trong xã hội đó. Trái lại, theo ông, con người là những sinh vật xã hội thiết yếu (essentially social beings). Con người phải là con người gắn liền với xã hội. Mặt khác, vì xã hội chẳng qua là sự tương tác giao tiếp giữa con người, nên xã hội phải là cái xã hội do con người hình thành. Vì vậy, theo Khổng Tử, lương tâm của cá nhân ngăn cấm anh ta rút lui khỏi xã hội hay đầu hàng sự phán xét đạo đức của anh ta về nó. Và cũng sai lầm nữa, nếu hắn trở thành một ẩn sĩ hoặc một kẻ xu phụ đám đông.

Lễ là quan niệm cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục của Khổng Tử. Các bác sĩ điều trị về tâm bệnh (psychiatrist) ngày nay của Tây phương cho rằng nền giáo dục Tây phương chú trọng rèn luyện trí tuệ (Trí dục) cho học sinh ở mức độ cao nhưng lại bỏ qua việc huấn luyện và uốn nắn tình cảm của học sinh (Đức dục). Vì thế, đôi khi khó mà tạo ra được một cá nhân khéo thích ứng xã hội với tư cách là một phần tử hữu dụng và hạnh phúc trong xã hội. Trái lại, đường lối giáo dục của Khổng Tử không chú trọng trí dục bằng việc huấn luyện cho môn đệ đạt được sự quân bình về tình cảm, mà sự quân bình này là kết quả của việc học Lễ. Sự học của bậc quân tử phải khép mình vào Lễ, nhờ nương vào Lễ mà không bị cám dỗ làm điều bội nghịch: «Bậc quân tử học rộng văn chương và khép mình vào Lễ, như vậy sẽ không phạm điều trái đạo lý.»
Một quan niệm cực kỳ quan trọng triết lý của ông là Đạo. Đạo nguyên nghĩa là «con đường». Trước thời kỳ của Khổng Tử từ ngữ «Đạo» thường được dùng với nghĩa là «con đường» hoặc «phẩm hạnh», như vậy có thể là tốt hoặc xấu. Sau thời đại của Khổng Tử, từ ngữ «Đạo» được dùng như là một quan niệm huyền học (a mystical concept) về nguyên lý vũ trụ hoặc vạn hữu. Quan niệm này được phái Đạo gia (Taoists) sử dụng triệt để (ngay danh xưng của họ cũng nói lên điều này rồi.)

Trong Luận Ngữ, ta thấy Khổng Tử đề cập nhiều lần về Đạo, nhưng với lối giải thích hơi khác. Theo nhận xét của tôi, chúng ta cần thấy rằng: đối với Khổng Tử, Đạo không phải là cái gì huyền bí. Đó là con Đường (với chữ Đ viết hoa) tối thượng, trên hết mọi con đường mà con người cần tuân theo. Cứu cánh của nó là sự hạnh phúc cho nhân loại, cái hạnh phúc đích thực của con người ngay khi họ còn sống tại thế gian. Nếu Lễ được hiểu là những qui định đạo đức và nghi lễ, thì Đạo bao gồm cả những qui tắc về đạo đức của từng cá nhân và khuôn mẫu chính trị, mà những khuôn mẫu này sẽ tạo được phúc lợi (well-being) cũng như sự tự hiện thực hoá bản thân (self-realization) cho từng cá nhân đó.

Nếu bảo rằng Đạo không có tính cách huyền bí, thì điều này không có nghĩa là không được nhiệt thành xem trọng. Khổng Tử nói «Sáng mà nghe Đạo, chiều chết cũng cam.» Ông nghe được Đạo và không hối tiếc sẽ chết, không có nghĩa là ông ta sẽ lên thiên đàng sau khi biết Đạo. Bởi vì Khổng Tử từ khước luận bàn về sinh tử, ông không nói về cuộc sống sau khi chết sẽ ra sao.

Dường như Khổng Tử coi trọng chất (the qualitative) hơn là lượng (the quantitative). Đời người không phải tính bằng những năm tháng mà họ đã hiện hữu trên thế gian này, mà bằng cái phẩm chất được thể hiện mà thôi. Một khi con người biết Đạo rồi, tức là anh ta biết cái ngôi vị cao nhất của kiếp người. Và hễ giác ngộ – biết Đạo và nhập Đạo – rồi, đó là quá đủ, nếu có chết cũng cam lòng.

Nhưng Đạo (theo Khổng Tử) khác hẳn Đạo có tính huyền bí theo quan niệm của Đạo giáo về sau. Ông nói: «Chỉ con người mới có thể phát huy cho Đạo được lớn mạnh sáng rỡ; chứ ngược lại thì không.» Mười ba thế kỷ sau khi Khổng Tử mất, vị đại nho Hàn Dũ (đời Đường) đã phân biệt rất kỹ sự khác biệt giữa Đạo của Khổng Tử và Đạo theo quan điểm Đạo giáo về sau. Trong bài «Nguyên Đạo (bàn về nguồn gốc của Đạo), Hàn Dũ viết: «Bác Ái (yêu khắp mọi người) gọi là Nhân thi hành ra cho đúng thì gọi là Nghĩa. Do theo đó mà làm thì gọi là Đạo. Lòng mình đầy đủ không trông đợi bên ngoài thì gọi là Đức. [...] Điều mà Lão Tử gọi là Đạo khác với cái Đạo Khổng Tử nói, điều mà ông gọi là Đức thì khác với cái Đức [mà nhà nho] chúng ta gọi. [...] Đạo Đức theo Lão Tử là vứt bỏ Nhân Nghĩa vậy.» Theo Hàn Dũ, cái Đạo lý tưởng ấy đã truyền thừa từ Nghiêu, Thuấn mãi đến Chu Công và rồi đến Khổng Tử, Mạnh Tử. Cái Đạo ấy không phải là cái Đạo bất biến và cố định, mà là cái Đạo uyển chuyển thay đổi theo cá nhân và hoàn cảnh.

Khổng Tử xem Đạo là uyển chuyển như vậy nên ông không buộc môn đệ phải trung thành mù quáng với vua chúa. Một vị đại thần là phụng sự vua, nhưng việc phụng sự này xuất phát từ Đạo, chứ không phải vì bản thân nhà vua. Nếu vị đại thần không thể khuyên bảo vua theo Đạo lý, thì vị ấy nên từ quan: «Người được gọi là đại thần thì lấy Đạo mà phụng sự vua. Nếu không được như vậy, thì hãy rút lui từ quan.» Theo Khổng Tử, lòng Trung quân (trung thành với vua) không thể hiểu một cách thiển cận và máy móc. Khi môn đệ là Tử Cống nói với ông rằng: Quản Trọng không đáng gọi là nhân bởi vì khi công tử Củ bị Hoàn Công giết mà Quản Trọng là bầy tôi của công tử Củ lại không chết theo, ấy vậy lại còn làm Tể Tướng theo giúp Tề Hoàn Công nữa. Khổng Tử trả lời: «Quản Trọng theo giúp Tề Hoàn Công nên nghiệp bá, nhờ vậy mà thiên hạ từ loạn đổi sang trị. Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và vắt vạt áo bên trái như giới man di. Lẽ nào vì tấm lòng trung quân nhỏ hẹp tầm thường mà đi treo cổ bên lạch suối sao?»
Khổng Tử đòi hỏi nhiều về sự nhiệt thành nơi môn đệ, sự xả thân vì Đạo: «Thấy món lợi bèn nhớ điều nghĩa (mà chẳng dám phạm). Thấy thế nguy bèn hy sinh không tiếc mạng. Bình sanh khi giao ước điều gì thì dẫu bao lâu cũng không quên.» Hoặc: «Trong khi cúng tổ tiên, giữ lòng thành kính; trong cơn tang chế, xét tưởng sự đau thương.» Hằng bao thế kỷ qua trong giới nho sĩ có biết bao người diệt trừ bạo chúa. Và cũng có không ít người bỏ mạng vì dám can gián vua dối gạt vua. Nếu vua sai trái, phải can gián, không sợ mích lòng.

Như trường hợp Hàn Dũ, vì can gián vua Đường khi thấy vua quá sùng thượng đạo Phật (đến nỗi xem mớ xương cốt thượng tọa là xá lợi) mà ông bị trừng phạt. Tuy ông không bị giết vì tội khi quân (ông dám gọi đó là mớ xương khô thúi) nhờ các quan can thiệp, nhưng ông phải chịu cảnh lưu đày chốn duyên hải hoang vu phía nam. Nơi chốn lưu đày, ông đã tận tụy phát triển và cải thiện đời sống lầm than của nhân dân, ông vẫn yên tâm rằng mình chiến đấu đúng đắn, vì làm như vậy là hợp với lẽ Đạo cũng như bao nhiêu nho sĩ đã từng làm qua bao thời gian và không gian.

Khổng Tử không đề cập đến những vấn đề siêu hình, đến nỗi môn đệ thở than: «Văn chương của Thầy thì ta nghe đã nhiều. Còn bản tánh con người và Đạo Trời thì chẳng nghe thầy dạy.» Môn đệ hỏi về quỉ thần và sự chết, Khổng Tử đáp: «Đạo thờ người còn chưa biết, sao biết được đạo thờ quỉ thần. Sự sống còn chưa biết, sao biết được sự chết?»
Khổng Tử tránh né những câu hỏi đại loại như trên là vì không muốn môn đệ bận tâm về vấn đề siêu hình hóc búa. Thật ra, ông đề cập về Trời rất nhiều lần. Ông tự nhận có sứ mạng nắm giữ cái Tư Văn 斯文 (nền văn chương ấy) mà Trời đã từng trao cho Văn Vương: «Nếu Trời muốn để mất nền văn chương ấy, thì sau khi Văn Vương mất, ngài đâu giao phó cho ta. Bởi Trời chưa để mất nền văn chương ấy, nên người đất Khuông sao hại được ta?» Ông than rằng: «Đời chẳng ai biết ta! Biết chăng, chỉ có Trời mà thôi!»
Trời là chi, theo Khổng Tử? Ông cho rằng Trời không phải là một hữu thể mang hình dáng giống như con người chúng ta. Qua cách diễn đạt của Khổng Tử nói về Trời, ta nhận thấy từ ngữ này biểu đạt một năng lực đạo đức (moral force) trong vũ trụ mà sức mạnh này được quan niệm khá mơ hồ. Khổng Tử nhấn mạnh đến sự nỗ lực của từng cá nhân, sau đó mới biết mệnh Trời là gì. Tuy nhiên đáng chán thay, sự nỗ lực của người thiện dường như chẳng có kết quả là bao, bởi vì những kẻ ác vẫn còn phong lưu phè phỡn. Nhưng cái đức tin vào Trời khiến ông vững lòng rằng dù thế nào và bất cứ đâu, vẫn có một uy lực thiêng liêng trợ giúp những kẻ cô độc đấu tranh cho lẽ phải.

Khổng Tử kết án tôn giáo, cái tôn giáo truyền thống thuở ấy. Theo ông, cái mà người ta gọi là tôn giáo chẳng qua là cuộc đổi chác núp bóng sự hiến tế. Người ta cúng quá nhiều lễ vật cho tổ tiên và quỉ thần chẳng qua là trông cậy vào sự độ trì của người khuất mặt. Khổng Tử có tin tưởng rằng người đã chết có thể độ trì người sống không? Chúng ta không rõ điều ấy, dường như ông không tin như vậy.

Chúng ra cần lưu tâm rằng, giới thống trị đều có hàm ý tôn giáo vào chức năng lèo lái quốc gia của họ. Vua thì được gọi là Thiên Tử (con Trời). Giới quí tộc thì cho rằng nhờ phúc ấm tổ tiên mà họ có địa vị ăn trên ngồi trốc trong xã hội. Tổ tiên cao quý của họ ở trên trời đầy quyền lực và độ trì cho con cháu. Quan niệm này đã bảo vệ cái đặc quyền đặc lợi cố hữu của giới quý tộc. Khổng Tử không tấn công quan niệm lâu đời này, ông không phê phán gì nó, mà chỉ khẳng định rằng yếu tố quyết định ngôi vua chính là tài đức và sự giáo dục chứ không phải là thành phần xuất thân. Ông từng khen một môn đệ có đủ tài đức để làm vua, dù rằng người này không thuộc giòng dõi hoàng tộc: «Trò Ung (tức Trọng Cung) có thể ngồi quay về hướng Nam (tức có thể làm vua được).»
Khổng Tử phê phán tôn giáo, nhưng ông không đưa quan niệm này vào học thuyết của ông. Thái độ của ông dường như tương đồng với thái độ của các nhà khoa học hiện đại. Có lẽ chẳng nhà khoa học nào cam đoan rằng người ta có thể chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế bằng những kỹ thuật khoa học. Ngay những nhà Thần học cũng thừa nhận như thế. Ngược lại, người ta cũng không thể dùng phương pháp và kỹ thuật khoa học để chứng minh rằng không có Thượng Đế. Đối với tuyệt đối thể ấy, khoa học gia chỉ có thể quan sát rồi quan sát, sau đó lập định những nguyên tắc thể hiện xác suất ưu trội hơn, Khổng Tử cũng làm tương tự đối với chân lý tối thượng (tức Thượng Đế) ấy, nghĩa là ông không tuyên bố cái chân lý tối thượng ấy hiện hữu, mà ông chỉ dò dẫm đến chân lý bằng phương pháp quan sát và phân tích. Ông nói: «Nên nghe cho nhiều. Điều gì chưa rõ thì hãy tồn nghi, chớ có nói ra. Còn điều gì mình đã biết thì hãy nói dè dặt.» Ông chẳng nói gì về sự «hoát nhiên đại ngộ» (sự giác ngộ chớp nhoáng) như một sự thấu đạt chân lý. Trái lại, sự tư lự truy cầu chân lý cũng là vô ích: «Trước đây ta mảng lo trầm tư mặc tưởng, ngày quên ăn đêm quên ngủ. Xét ra việc ấy là vô ích, chẳng bằng chăm học còn hơn.»
Thế đã rõ, mặc dù người đời tôn ông là thánh nhân, là «Khuôn mẫu cho vạn đời sau bắt chước» (Vạn thế sư biểu 萬世師表), nhưng ông tỏ ra thiếu quả quyết về khả năng toàn trí (omniscience) và toàn chân (infallibility) của chính ông với bản thể tuyệt đối của vũ trụ. Ông chỉ nỗ lực thiết lập một cơ cấu ý tưởng khá vững chắc để làm cơ sở xây dựng hạnh phúc và đem lại tự do cho nhân loại. Cái cơ sở ấy không phải là những giáo điều thần bí, cũng không phải là niềm hy vọng có tính tôn giáo, mà đó là nền tảng xây dựng con người và xã hội.

Vậy bản tính con người và bản tính xã hội là gì? Ông không trả lời vội câu hỏi này. Ông không cho rằng «nhân sinh bản tính thiện» (như Mạnh Tử sau này đã nói) và cũng không bảo rằng «nhân sinh bản tính ác» (như Tuân Tử sau này đã nói). Ông quan sát cụ thể hơn, nhận xét quan trọng nhất chính là: mọi người đều bình đẳng như nhau, còn thiện hay ác thì không khẳng định được. Bởi lẽ ông thường thấy có khi những kẻ con dòng cháu dõi, những kẻ tự nhận là cao sang, lại cư xử như loài cầm thú, trong khi những kẻ trong nghịch cảnh lại có tư cách hết sức đáng tôn trọng.

Dù con người có khác nhau thế nào, nhưng nguyện vọng chung của họ vẫn là đạt được hạnh phúc. Quần chúng đói khát, thống khổ vì chinh chiến, vì bị bức hại dưới tay giới quý tộc. Cho nên cứu cánh đã rõ: Phải mưu cầu hạnh phúc cho nhân sinh. Khổng Tử vì thế mà quan niệm về một chế độ tốt đẹp như sau: «Người cầm quyền phải vì hạnh phúc của dân khiến kẻ trong nước vui dạ, còn những kẻ phương xa phấn khởi mà đến ở.»
Bởi vì hạnh phúc là điều tốt đẹp của con người, mà con người vốn dĩ là sinh vật xã hội, cho nên có một nguyên tắc hỗ tương giữa con người với nhau trong xã hội. Nếu mỗi người đều sống vì hạnh phúc của mọi người thì xã hội là một cõi hạnh phúc vậy. Cái nguyên tắc hỗ tương này, ông nói như sau: «Điều gì mình không muốn người ta làm cho mình, thì mình chớ làm cho người.» Ông nói rõ thêm: «Người có lòng nhân hễ muốn tự lập thì cũng lo thành lập cho người, hễ muốn thông đạt thì cũng lo làm cho người thông đạt, hễ xử với mình thế nào thì cũng xử với người xung quanh thế ấy.»
Tuy nhiên, Khổng Tử không quá ngây thơ khi nghĩ rằng chỉ có mấy điều đó sẽ giải quyết được vấn đề hạnh phúc nhân sinh. Tất cả mọi người đều mơ ước có hạnh phúc. Hầu hết chúng ta ai cũng mong muốn những kẻ xung quanh ta cũng được hạnh phúc nữa. Ấy vậy mà thực tế chúng ta lại cư xử thiếu thân ái, chúng ta khư khư bảo vệ hạnh phúc riêng tư dù rằng điều đó có thể phương hại đến hạnh phúc người khác. Muốn chỉnh lý điều này, cần phải giác ngộ quần chúng, và xã hội hóa họ. Vì vậy mà Khổng Tử chủ trương phải giáo dục quần chúng. Giáo dục quần chúng để họ trở thành những công dân có ý thức chính là nền tảng thiết yếu của quốc gia. Nếu không giáo dục họ mà chỉ dùng hình phạt răn đe cưỡng bức, thì đó là hạ sách: «Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế và hình phạt để trị dân thì dân sợ mà không phạm pháp đó thôi, chứ thật lòng họ không biết xấu hổ (do ý thức đạo đức). Vậy để trị dân, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh và lễ tiết. Như vậy, dân không những biết hổ thẹn (không dám phạm pháp) mà còn được cảm hóa bởi đức độ của nhà cầm quyền, và rồi dân sẽ trở nên tốt lành.»
Nếu người ta đeo đuổi lý tưởng này, hóa ra chính quyền sẽ vô ích chăng? Khổng Tử không cực đoan như vậy. Ông nhận thấy rằng cần phải có chính quyền tốt. Nhưng tại sao chính quyền tồi tệ? Bởi lẽ theo Khổng Tử, những kẻ thống trị chẳng qua là do cha truyền con nối, nào phải làm vua là do học vấn và tài đức đâu.

Từ những lời nói rải rác của Khổng Tử về chính trị, triết lý về chính trị của ông có thể tóm tắt như sau: Chính quyền phải chăm lo phúc lợi cho nhân dân. Muốn vậy, người cai trị phải là người tài đức trong nước và được tuyển chọn đơn thuần căn cứ vào đạo đức và trí tuệ của họ thôi, chứ không phải căn cứ vào thành phần xuất thân, gia sản, hay địa vị xã hội. Như vậy cần phải có một nền giáo dục thích hợp. Giáo dục phải phổ cập mọi tầng lớp nhân dân, để cho những nhân tài có thể tham gia việc nước.

Ông không đòi hỏi nhà vua (do cha truyền con nối) phải phế ngôi. Ông chỉ cố thuyết phục vua nên ngự trị hơn là cai trị, và hãy giao quyền hành thực thụ cho các quan lại: «Một lời nói dua nịnh của họ có thể làm mất nước, một lời nói đầy đạo lý của họ có thể làm hưng thịnh đất nước.» Cái trọng trách đó chính là khi vua vô đạo, càn quấy, quan phải có lời can gián. Nếu vì sợ chết hay vì tư lợi mà a dua theo thói càn quấy của vua, đó là hiểm họa mất nước vậy.

Học thuyết của Khổng Tử đã thất bại, bởi lẽ xưa nay vua chúa thường chỉ định quần thần. Cho nên phương pháp tuyển cử do Khổng Tử đề xướng khó mà thực hiện được. Tại Trung Quốc ngày xưa, bầu cử và tuyển chọn là điều kỳ quặc không nghe ai nói bao giờ; hơn nữa, người dân thuở ấy thất học và không có ý thức chính trị. Tất cả những gì Khổng Tử làm được là tác động vào thanh niên, giáo dục họ để mai sau có thể tham chính. Nhờ đó họ có thể tạo áp lực công luận để đặt nhân tài đất nước vào những địa vị lãnh đạo đúng chỗ.

Ở tuổi khoảng 50, Khổng Tử còn phải bôn ba từ nước này sang nước khác của phía Bắc Trung Quốc để tìm minh vương biết áp dụng học thuyết của ông. Tiếc thay các vua chúa chỉ biết trọng bá đạo hơn là vương đạo. Ông bèn quay về cố hương (nước Lỗ) để dạy học và mất năm 479 tcn, hưởng thọ 73 tuổi. ●

Lê Anh Minh lược dịch
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  hoang Tue 29 Dec 2009, 07:37

Dài quá, hic Rolling Eyes
hoang
hoang

Tổng số bài gửi : 146
Join date : 13/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  huuhoi Sun 03 Jan 2010, 21:27

Hì hì,

Đúng là dài thiệt.
Cái ông Creel này đứng trên góc độ duy vật mà nhìn Nho giáo của Khổng Tử, nên cũng có nhiều cái khiên cưỡng.
Mà luận điểm mấy ông duy vật này sao cũng cứ na ná nhau. Chắc cùng một trường ra. Cũng giống như theo mấy ông thầy Triết học hiện nay đang rao giảng "Phật giáo là một tôn giáo Vô Thần" vậy !

Tuy không phải là ý đồ của ông Creel, nhưng mà khi ông trích dẫn từ Hàn Dũ, cắt ngang ở chộ "...Đạo Đức theo Lão Tử là vứt bỏ Nhân Nghĩa vậy" chỉ e làm nhiều người hiểu lầm mà Oan cho ông Lão Tử. Laughing

Có câu này của Khổng Tử rất hay, thể hiện đúng việc làm của ông :
"Quân tử chi sĩ dã, hành kỳ nghĩa dã. Đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ."
(Quân tử làm quan là vì điều nghĩa. Còn đạo không thi hành được vốn đã biết rồi)

Rõ ràng biết việc mình làm không có kết quả nhưng vẫn làm. Nếu ai biết rồi cũng không làm thì lấy ai đặt viên gạch đầu tiên?
Do những nỗ lực của ông như vậy, cái danh hiện "Vạn Thế Sư Biểu" thiệt xứng lắm thay! Luận Ngữ 274661
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 05 Jan 2010, 12:54

"Tử viết: ‘Mạc ngã tri dã phù!’ Tử Cống viết: ‘Hà vi kỳ mục tri tử dã!’ Tử viết: Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt tri ngữ giã kỳ thiên hồ?”

Khổng Tử nói: ‘Không ai hiểu cho ta cả!’. Tử Cống hỏi: ‘Sao lại không có người hiểu thầy?’. Khổng Tử đáp: ‘Ta không oán trời, không trách người. Ta học nơi việc người để đạt đạo trời; biết ta chỉ có trời chăng?'
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Lôi Vũ Wed 06 Jan 2010, 11:20

Hoàng Lão Tà đã viết:"Tử viết: ‘Mạc ngã tri dã phù!’ Tử Cống viết: ‘Hà vi kỳ mục tri tử dã!’ Tử viết: Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt tri ngữ giã kỳ thiên hồ?”

Khổng Tử nói: ‘Không ai hiểu cho ta cả!’. Tử Cống hỏi: ‘Sao lại không có người hiểu thầy?’. Khổng Tử đáp: ‘Ta không oán trời, không trách người. Ta học nơi việc người để đạt đạo trời; biết ta chỉ có trời chăng?'
Bi giờ thì nhiều người hiểu KT lắm rùi, trong đó có HLT á

Lôi Vũ

Tổng số bài gửi : 131
Join date : 14/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  huuhoi Wed 06 Jan 2010, 15:59

Hì hì,
HLT chỉ rinh lời của người ta về thôi đó Lôi Vũ ui,
Mà khổ nỗi người diễn giải đó có đúng không thì còn chưa biết. Khổng Tử chưa có xác nhận đâu! Laughing
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  gia khanh Thu 07 Jan 2010, 14:26

Mà khổ nỗi người diễn giải đó có đúng không thì còn chưa biết. Khổng Tử chưa có xác nhận đâu!
Dzị mai mốt tốt ngày, HH mình gặp KT hỏi thử coi seo hén
gia khanh
gia khanh

Tổng số bài gửi : 532
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Luận Ngữ Empty Re: Luận Ngữ

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 10 trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết