TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Phê phán Khổng Tử - Page 2 EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Phê phán Khổng Tử

+2
tieng thoi gian
huuhoi
6 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  mùa xuân Fri 06 Dec 2013, 21:42

Cái tốt của Khổng Tử thể hiện ở đây là người biết cầu thị, nhìn nhận cái sai của mình.


...mọi ngươì có tính này cũng đỡ nhưng mà hiếm lắm !Razz 
...Thời thế nay có nhiều ngừoi "ua da "lắm !Phê phán Khổng Tử - Page 2 1091198195
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 14 Aug 2015, 10:10

Luận Ngữ có câu:
"Hũ mộc, bất khả điêu"
Tạm dịch: gỗ mục, không thể chạm trổ được.

Bàn loạn: vậy chạm trổ để làm gì?
Đạo giáo thể theo tự nhiên: cây có sinh ra, có lớn lên, có già, chết rồi mục ruỗng. Cây sống chẳng do người cũng chẳng vì người. Bây giờ mình lấy nó về đem chạm trổ thì chẳng thuận theo tự nhiên, mà chỉ phục vụ cái nhu cầu của mình.

Liên tưởng về con người trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, không thể sống hoàn toàn theo bản năng của mình mà phải nương theo quan niệm xã hội mà sống; mà quan niệm xã hội ít nhiều áp đặt bởi tư tưởng của ai đó. Ví dụ lễ giáo của Nho giáo. Để tạo ra con người phù hợp với xã hội thì giáo dục, "chạm trổ" là điều khó tránh khỏi.
Đạo giáo nói: vì con người đã quá xa rời Đạo rồi nên mới phải thế. Kỷ cương chỉ là cái vỏ để che dấu, vớit vát cái mục ruỗng bên trong mà thôi.

Liên tưởng đến chính mình: tuổi tác đã cao, bản tính thành cố hữu khó thay đổi. Có những cây gỗ quý như gỗ lim, gỗ tếch càng già càng cứng. Đinh đóng không vô, chạm trỗ cực kỳ khó; mà cũng có những cây thân thảo mềm nhũng, rồi thì mục ruỗng cũng không thể đẽo gọt gì được như cây chuối, cây lục bình.
Hẳn là cây lim không nghĩ mình là cây lục bình, nhưng không ít trường hợp cây lục bình lại ví mình như lim, vì "không đẽo gọt được" Laughing

Ôi, đánh giá đúng bản thân mình hoá ra lại là một việc khó, bởi vì cái lăng kính do chính mình tạo ra cho mình!
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Cỏ Lạ Sat 15 Aug 2015, 06:36

Ai mà đi đánh giá bản thân mình chi ,như CL ít nhiều người ta ghét mình lắm vì mình không được tốt xấu xí lúc nào cũng muốn quăng mình đi nhưng vẫn tự an ủi Sad Để người ta có quyền bình phẩm mình đẹp hay xấu ! Laughing

Liên tưởng về con người trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, không thể sống hoàn toàn theo bản năng của mình mà phải nương theo quan niệm xã hội mà sống; mà quan niệm xã hội ít nhiều áp đặt bởi tư tưởng của ai đó.

Hay nghen ! nhay
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  tieng thoi gian Tue 18 Aug 2015, 22:40

Lien tưởng về con người trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, không thể sống hoàn toàn theo bản năng của mình mà phải nương theo quan niệm xã hội mà sống; mà quan niệm xã hội ít nhiều áp đặt bởi tư tưởng của ai đó.....neu tu tuong nguoi do tot thi may man cho xa hoi con neu nguoc lai thi tieu tung luon LT va CL oi Evil or Very Mad

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Phê Phán Nho Giáo

Bài gửi  Cỏ Lạ Mon 19 Nov 2018, 18:54

Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn. Vừa rồi mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo, nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá mù quáng (xin lỗi, đó là sự thật) nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, nói là mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội. Nếu ông chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần” thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.

Triết lý Nho giáo đầy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân. Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang. Nam nhi chí tại bốn phương thế nào khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh về lo vun đắp cho dòng họ gia đình? Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho? Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?

Nho giáo dạy “thượng bất chính, hạ tất loạn” nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần từ, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì thì đừng trách thằng ở dưới nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung. Bảo “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc) nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”. Dạy “phụ bất từ thì tử bất hiếu” nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu thì là đạo lý quái gở gì?
Nho giáo dạy “phu thê tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách) nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?

Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người. Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không) hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)? Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người thì dạy là “phu thê như y phục” còn anh em tuy cùng một mẹ một cha nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng thì lại dạy “huynh đệ như thủ túc”. Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm sĩ diện hão ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn bị người ngoài lợi dụng trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mồm vẫn leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”.

Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy. Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức. Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân) nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn mưa móc thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.

Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc? Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao? Trong tam cương mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng, luân lý này là luân lý gì?

Ở thế kỷ 21 mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Cỏ Lạ Mon 19 Nov 2018, 18:57

Đọc này thấy kỳ kỳ nghen hi..Lão thử nhìn quan điểm “lệch lạc “này thủ .thanks Very Happy
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Wed 18 Mar 2020, 13:43

Cỏ Lạ đã viết:Đọc này thấy kỳ kỳ nghen hi..Lão thử nhìn quan điểm “lệch lạc “này thủ .thanks Very Happy

Lão tà thiệt là tệ quá, gần 2 năm trời không ghé lại cái chói hoang này, không biết Cỏ Lạ có in lại dấu chân ở đây.

Bài viết này không phải của CL chứ? Laughing
Thực ra bài viết chỉ ra những điểm rất xác đáng. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, Nho giáo đặt ra thứ bậc Quân-Sư-Phụ, áp thành chuẩn mực xã hội. Việc bảo vệ sự ổn định của xã hội được đánh đồng về cơ bản với bảo vệ sự ổn định của các thứ bậc trên. Từ đó, giao cho các "bậc trên" những quyền hạn quá lớn.
Điều này dẫn đến 2 hệ lụy:

    [1]Sự độc đoán, độc tài
    [2]Hạn chế tính chủ động, sáng tạo của các tầng lớp bên dưới


Điều này ngược lại với tư tưởng phương tây, chẳng hạn khái niệm "khế ước xã hội" : “John Locke and many others thinkers believe that people since born have their own natural rights. They believed that the purpose of government was to protect these rights. All government, he said, were based on a social contract, or an agreement between rulers and people. The people agreed to give up some of their freedom and abide to establish their government. If the government do not fulfill their responsibility, people will have the right to revolt and create a new government.”

Tuy nhiên, (vớt vát chọ Khổng Tử), Nho giáo xây dựng dựa trên cơ sở "chính danh", nghĩa là "danh có chính thì ngôn mới thuận", thể hiện qua "Quân-Quân, Thần-Thần, Phụ-Phụ, Tử-Tử" tức là vua cho đáng ra vua, thần cho xứng thần, cha cho xứng là cha, con cho xứng là con. Nếu tạo ra được bộ khung như vậy thì mới áp quyền hạn trên xuống được.
Vấn đề là cũng như các học thuyết Đông phương khác, thường thiên về tự giác mà thiếu thực tiễn, cho nên khó thực hiện mà dễ bị lợi dụng.
Nho giáo bị cho là nguyên nhân dẫn đế sự trì trệ của phương Đông là vậy.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Cỏ Lạ Thu 26 Mar 2020, 01:16

Mình làm gì có đầu óc cao siêu viết bài được chi ,Lão Tà giải thích mình cũng ko hiểu lắm 😊
Cỏ Lạ
Cỏ Lạ

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 02/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Phê phán Khổng Tử - Page 2 Empty Re: Phê phán Khổng Tử

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết