TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Nam Hải Dị Nhân liệt truyện

4 posters

Go down

Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Empty Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện

Bài gửi  Cuội Fri 11 Mar 2011, 11:47

Chủ quán iêu nước hén nnk
Cuội
Cuội

Tổng số bài gửi : 602
Join date : 29/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Empty Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 11 Mar 2011, 12:59

Cuội đã viết:Chủ quán iêu nước hén nnk

Đúng rồi, mỗi ngày chủ quán đều uống rất nhiều nước! :idea:

ĐINH TIÊN HOÀNG
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 1_2010917143128_dinh_bo_linh

Tiên Hoàng họ Đinh tên là Hoàng, người ở đỗng Hoa Lư, phủ Đại Hoàng (bây giờ là phủ An Khánh, tỉnh Ninh Bình), nguyên là con quan nha tướng của Dương Đình Nghệ tên là Đinh Công Trứ.

Tục truyền ở đỗng Hoa Lư xưa có con rái cá cực to, vợ ông Công Trứ một hôm tắm ở dưới suối, bị con rái cá hiếp, về mới có mang. Khi con rái cá bị người ta bắt được ăn thịt, quẳng xương ra đường cái, thì bà ấy nhặt về mà gác lên gác bếp.

Về sau, ông Công Trứ mất rồi, bà ấy mới sinh ra Đinh Tiên Hoàng. Tiên Hoàng lớn lên, thông minh nhanh nhẹn mà tài nghề lội nước. Nhà nghèo phải nương nhờ ở với chú. Bấy giờ có một thầy địa lý Tàu sang nước ta xem đất, đi từ Hưng, Tuyên theo long mạch đến mãi phủ Đại Hoàng, trông xuống dòng sông thấy nước sâu thăm thẳm mà xoáy mạnh lắm, đồ là ở đấy tất có huyệt đế vương. Mới gọi trẻ thuê tiền cho lặn thử xuống chỗ ấy xem làm sao. Tiên Hoàng vốn tài lặn, mới nhận lời lặn xuống, thì sờ thấy có con ngựa bằng đá đứng ở dưới đáy sông, mới lên bờ bảo với người khách, người khách đưa cho nắm cỏ, bảo thử xuống dử vào mồm ngựa xem ra làm sao, ngài cầm nắm cỏ xuống dử thì con ngựa há miệng ra đớp ngay.

Ngài lại lên nói chuyện với người khách, người khách lấy tiền thưởng cho ngài rồi đi. Ngài vốn thông minh, biết ngay chỗ ấy hẳn là đại huyệt, về nói chuyện với mẹ, xem mả cha ở đâu, để đem táng vào huyệt ấy. Bà mẹ trở lên gác bếp, rồi lấy nắm xương đưa cho ngài, ngài đem ra, lại lặn xuống chỗ vực sâu ấy, cũng lấy cỏ bọc nắm xương dử vào mồm ngựa thì con ngựa cũng đớp mà nuốt đi.

Từ đấy ngài sinh ra bạo tợn, các trẻ chăn trâu bò đều sợ, bầu ngài lên làm tướng, bẻ hoa lau làm cờ, chặt tre làm khí giới, đi đánh nhau với trẻ làng khác. Đi đến đâu, các trẻ phải sợ hãi kính phục.
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 26_clttran

Một bữa, hội hết trẻ các làng ở ngoài đồng, nhân có con bò của chú cho đi chăn, mổ ngay ra làm cỗ để khao các chúng. Chú ở nhà nghe tin, vác gậy ra đồng xem làm sao, thì thấy chúng đã ăn tiệc xong rồi. Chú tức giận lắm, vác gậy đuổi đánh, ngài sợ hãi, chạy đã bí đường, phải nhảy choàng xuống sông, bỗng dưng có con rồng vàng ở dưới sông hiện ra đội ngài lên, người chú thấy vậy kinh hoàng, vội vàng bỏ gậy mà lạy phục xuống đất.
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 633976837006977444

Từ bấy giờ danh tiếng ngài lừng lẫy, các hào kiệt trong nước để lòng trông mong về ngài. Nhân bấy giờ về cuối đời Nam Tấn, nước Nam có 12 ông Sứ quân nổi lên, mỗi người chiếm giữ một phương, như là:

1. – Ngô Xương Xí giữ ở Bình Kiều.
2. – Kiều Công Hãn giữ ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc, Vĩnh Yên), tự xưng là Tam chế.
3. – Nguyễn Khoan giữ phủ Tam Đái (nay là phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên), tự xưng là Thái bình công.
4. – Ngô Nhật Khánh giữ châu Đường Lâm (nay là làng Cam Lâm, huyện Phú Thọ, Sơn Tây), tự xưng là Anh hiền công.
5. – Đỗ Cảnh Thạc giữ ở Tương giang (tức là Đỗ Động giang nay thuộc Thanh Oai, Hà Đông).
6. – Lý Khuê giữ ở Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
7. – Nguyễn Thủ Tiệp giữ ở Tiên Du (thuộc Bắc Ninh), tự xưng là Nguyễn lịnh công.
8. – Lã Đường giữ ở Tế giang (nay là Văn giang, Bắc Ninh), tự xưng là Tá công.
9. – Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (thuộc Thanh Trì, Hà Đông), tự xưng là Nguyễn thạch công.
10. – Kiểu Thuận giữ ở Hồi Hồ (nay là huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), tự xưng là Kiểu linh công.
11. – Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (nay là Khoái Châu, Hưng Yên), tự xưng là Phạm phòng át.
12. – Trần Lẫm giữ ở cửa Bố Chính (nay là Kỳ Bố thuộc phủ Kiến Xương), tự xưng là Trần minh công.

Tiên Hoàng nhân dịp ấy, theo về nương nhờ với Trần minh công. Trần minh công thấy ngài là dòng dõi tướng võ, và có tài cán, mới dùng cho cai quản binh lính. Không bao lâu, Trần minh công mất, ngài thay lĩnh hết cả quân quyền, tự xưng là Đinh Bộ Lĩnh, dần dần đem quân đi dẹp các nơi, thì đi đến đâu dẹp tan đến đấy, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Rồi lại nhất thống được hết mọi nơi mới lên ngôi Thiên tử đóng đô ở Hoa Lư, sửa sang thành quách, cung điện, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Khi trước thầy địa lý Tàu về lại trở sang, toan mang mả tổ táng vào thủy mã huyệt, sang đến nơi thì đã thấy ngài nổi lên hùng dũng, biết là ngài được đất ấy rồi. Người khách không sao được, muốn lập mưu để phản lại, mới vào hầu mà nói rằng:

- Ngài được ngôi đại địa ấy, cũng bởi lúc phúc nhà ngài mà trời cho đấy; nhưng có ngựa phải có kiếm thì mới tung hoành ra bốn bể, vậy ngài nên để thêm thanh kiếm lên cổ ngựa thì mới hay.

Tiên hoàng tưởng nó nói thật, mới lấy thanh gươm gác lên trên cổ ngựa, không ngờ kiếm có sát khí, có kiếm thì tuy làm được lừng lẫy, nhưng không được lâu dài. Vì thế ngài ở ngôi được 11 năm thì bị Đỗ Thích giết mất, mà đến đời con là Vệ vương, thì cơ nghiệp lại về tay triều khác.


Được sửa bởi Hoàng Lão Tà ngày Fri 11 Mar 2011, 13:11; sửa lần 1.
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Empty Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 11 Mar 2011, 13:11

Thêm râu ria cho vui (không có trong Nam Hải Dị Nhân Laughing ):

Nói về chuyện Đỗ Thích ám sát Đinh Tiên Hoàng, sách "Việt Sử Yếu Lĩnh" kể:

Đỗ Thích vốn là một chức “lại” hèn mọn, được vua cất nhắc, cho làm nội quan hầu hạ trong cung. Y chiêm bao thấy nuốt sao Bắc Đẩu, cho rằng y có số làm vua nên thấy có dịp tốt liền giết vua để được lãnh đạo dân tộc. Dân chúng bấy giờ có câu hát chê cười:
“Con cóc nằm ngóc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời”


Mọi chuyện hậu Đinh Tiên hoàng đến đời Lý đều được ghi nhận trong lới sấm của sư Vạn Hạnh:

Bài 1: Năm Thái Bình thứ 5 (tức năm 974; Thái Bình là niên hiệu của vua Đinh Tiên hoàng) có sấm văn rằng:
“Đỗ Thích thí Đinh Đinh
Lê gia xuất thánh minh
Cạnh đầu đa hoành tử
Đạo lộ tuyệt nhân hành
Thập nhị xưng đại vương
Thập ác vô nhất thiện
Thập bát tử đăng tiên
Kế đô nhập nhị thiên”
(Dịch: Đỗ Thích giết Đinh đinh – Nhà Lê xuất hiện bậc tài trí sáng suốt – Tranh nhau, nhiều người chết ngang – Đường đạo chẳng ai đi – Mười hai xưng là đại vương – Mười điều ác, không có một điều thiện – Thập bát tử lên tiên – Số trời tính được hai).
Câu đầu cho biết sự kiện xảy ra năm 979, Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn.
Câu 2 nói về việc Lê Hoàn lợi dụng cơ hội lên ngôi vua, dẹp giặc
Câu 3 nói về phe Nguyễn Bặc, Đinh Điền bị Lê Hoàn giết hại
Câu 4 nói về những kẻ hành động trái đạo lý như Dương Thái Hậu, Lê Hoàn, những người trong phe đảng Lê Hoàn do tướng Phạm Cự Lượng đứng đầu
Câu 5 nói về việc Lê Hoàn có 11 người con trai và 1 con trai nuôi, tất cả đều được phong tước vương, là nguyên nhân gây ra cảnh hỗn loạn tranh giành ngôi báu.
Câu 6 nói về Lê Long Đĩnh tức Lê Ngoạ triều
Câu 7 dự đoán nhà Lý sẽ thay nhà Tiền Lê: ba chữ Thập, Bát, Tử họp lại thành chữ Lý (chiết tự theo chữ Tàu)
Câu 8 dự đoán nhà Lý truyền được độ 2 thế kỷ
Mọi việc diễn biến đều xảy ra đúng như vậy.

Bài 2: Trước chùa Cổ Pháp có cây đa bị sét đánh nứt ra, trong ruột cây có những câu thơ sau:
“Thụ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên giang
Thiên hạ thái bình”
(Dịch: Gốc cây to lớn – Vỏ cây xanh xanh – Hòa đao cây rụng – Thập bát tử nên – Đông a vào đất – Cây khác lại sinh – Cung Chấn mặt trời hiện – Cung Đoài sao lặn – Khoảng năm 6, 7 – Thiên hạ thái bình)
Câu 1 và 2: “cây” chỉ lịch trình tiến hoá; ngày nay ta vẫn biểu thị lịch trình tiến hóa bằng dạng cây phân nhánh (cây phổ hệ...)
Câu 3: Hòa, Đao, Mộc là chiết tự chữ Lê; ý là nhà Tiền Lê sẽ đổ
Câu 4: Thập, Bát, Tử là chiết tự chữ Lý; ý là nhà Lý sẽ lên thay
Thiền sư Vạn Hạnh dự toán nhà Lý sẽ lên thay nhà Tiền-Lê, nên thúc đẩy sự biến chuyển của lịch sử. Bài sấm truyền đi, thiền sư nói với Lý Công Uẩn: “Cứ theo lời sấm này thì họ Lý phải nổi lên, hiện nay không có ai bằng ông cả.” Thiền sư lại đặt kế hoạch cho tướng Đào Cam Mộc thực hiện, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi.
Câu 5: Đông, A là chiết tự của chữ Trần, ý nói sau nhà Lý sẽ đến nhà Trần
Câu 6: Cây khác chỉ dòng nhà Lê khác; ý nói đến nhà Hậu-Lê sẽ tiếp nối nhà Trần.
Biến chuyển lịch sử của nước ta đã diễn ra đúng như vậy
Riêng 4 câu cuối thì ngày nay đang bắt đầu ứng nghiệm, nên đã có thể hiểu được, tạm diễn giải như sau:
Câu 7: Chấn, quẻ ở Bát quái Hậu thiên (phép Dịch toán dùng Bát quái Hậu thiên) thuộc phương chính đông; “mặt trời” thuộc về ngày, là ánh sáng. Ánh sáng phương đông chỉ có thể là Dịch Học, nền học vấn xây dựng văn minh tinh thần. Câu sấm ngụ ý thời đại mới sẽ là thời đại phát dương quang đại của Dịch Học, của văn minh tinh thần.
Câu 8: Đoài, ở Bát quái Hậu thiên, thuộc phương chính tây; “Sao” thuộc về đêm, ẩn tinh ngụ ý bóng tối. Bóng tối phương tây là chủ nghĩa duy vật, thiên về vật chất mà mấy thế kỷ nay hoành hành ở tây phương. “Phương tây sao lặn” chỉ sự sụp đổ của chủ nghĩa duy vật.
Câu 9: Các biến chuyển lớn của lịch sử thường phải tính bằng đơn vị thế kỷ (chứ không phải từng năm, từng tháng). Vậy “lục thất niên gian” ở đây không nên hiểu là 6, 7 năm mà phải hiểu là 6, 7 thế kỷ sau. Liên hệ với câu 6 ta nên hiểu là: “6,7 thế kỷ sau nhà Hậu Lê.”
Câu 10: Thiên hạ sẽ sống trong cảnh thái bình thịnh trị.
(Việt sử yếu lĩnh)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Empty Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện

Bài gửi  nnk Sat 12 Mar 2011, 22:35

lần đầu cuối tuần ở nhà .nên online, mà chưa đủ thời gian đọc hết cái naỳ, để trong tuần nghiên cú típ, thx LT trưóc nha

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Empty Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Thu 21 Apr 2011, 15:52

LÝ THÁI TỔ
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Tds-vualythaito

Thái Tổ họ Lý tên là Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh.
Tục truyền đời ông thân sinh ra ngài, nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một người tiểu nữ có mang [iii], nhà sư thấy thế đuổi đi chỗ khác. Hai vợ chồng mang nhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước, xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân xuống giếng chết đuối. Vợ ngồi chờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng rồi, ngồi khóc lóc một hồi, rồi vào ngủ nhờ trong chùa Ứng Tâm gần đấy.

Ông sư chùa Ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mơ thấy ông Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nhà sư tỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều, chỉ thấy một người đàn bà có mang xin vào ngủ nhờ.
Nhà sư lấy làm lạ hỏi rằng:
- Chồng con quê quán ở đâu?

Người đàn bà kể tên họ nhà chồng, và nói lại truyện sa xuống giếng. Nhà sư cho ở nhờ ngoài cửa tam quan. Được vài tháng, có một đêm, thơm nức cả chùa, nhà sư thức dậy trông ra tam quan, thì thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùa ra thăm, thì người đàn bà ấy đã sinh ra một đứa con trai. Bà hộ chùa bế đứa bé vào chùa cho nhà sư xem thì thấy hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Xem rồi, bỗng nhiên trời nổi cơn mưa to gió lớn. Đến lúc bà hộ chùa trở ra, thì người đàn bà đã chết rồi, nhà sư sai đem chôn ở đàng sau vườn.

Từ đấy, nhà sư nuôi người con trai, lên sáu tuổi đã có khí phách thông minh. Một hôm nhà sư sai mang oản lên chùa dâng cúng, thì chú nhỏ đã khoét lấy ruột oản ăn trước. Đến đêm, ông Long thần báo mộng cho nhà sư. Sáng mai, nhà sư gọi mắng chú nhỏ ấy. Chú nhỏ hỏi:
- Ai nói với ông như thế?

Nhà sư kể sự ông Long thần báo mộng, chú kia tức lắm, lên chùa đánh vào cổ ông Long thần ba cẳng tay, rồi viết vào sau lưng lưng bốn chữ rằng: “Lưu tam thiên lý”. Đến đêm ông Long thần lại báo mộng cho ông sư rằng: “Hoàng đế đã đuổi tôi rồi, thì ông nghỉ lại để tôi đi”. Nhà sư thức dậy sớm, vội vàng lên chùa soát xem, thì thấy sau lưng ông Long thần có mấy chữ ấy, mới bắt tiểu lấy nước vào rửa, thì rửa làm sao cũng không sạch. Nhà sư bảo chú nhỏ ấy rửa, thì chỉ nhổ ít nước bọt chùi đi sạch ngay.

Khi 8, 9 tuổi, nhà sư cho chú nhỏ ấy theo học ông sư ở chùa Tiêu Sơn tên là Vạn Hạnh. Một khi học không thuộc, phải ông thầy trói lại bắt nằm dưới đất một đêm, mới ngâm một câu thơ rằng:

“Canh khuya không dám dang chân ruỗi,
Vì ngại non sông, xã tắc xiêu.”

Vạn Hạnh thấy có khẩu khí thiên tử, tự bấy giờ có lòng kính trọng lắm.

Ngài lớn lên, khảng khái có chí to, nhân có công, làm quan thời vua Thiếu Đế nhà Lê. Khi vua Thiếu Đế bị giết, thì ngài nằm ôm lấy thây vua mà khóc. Vua Ngọa Triều khen là trung, nhắc lên làm Tứ tương quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

Bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ, bị sét đánh tước lần da ngoài, trong thân cây có mấy câu sấm rằng:

Thụ căn liểu liểu;
Mộc biểu thanh thanh,
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
vân vân…….........

Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết là điềm nhà Lê đổ mà nhà Lý sắp lên, bảo riêng với ngài rằng:
- Xem câu sấm ấy, thì chắc nhà Lý lên làm vua. Thiên hạ tuy cũng nhiều họ Lý, nhưng xem ra thì không ai bằng ngài có bụng nhân từ khoan thứ, vả lại lòng dân tin mến nhiều, thì phi ngài không ai làm nổi.

Ngài thấy nói làm vậy, sợ nói lộ truyện ra ngoài, phải giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Đến khi vua Ngọa Triều mất, vua kế tự còn nhỏ, ngài cầm quân túc vệ trong chốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Cam Mộc mưu với các quan triều, lập ngài lên làm thiên tử.

Ngài đã lên trị vì, thấy chỗ kinh đô Hoa Lư hẹp hòi lắm, mới thiên lên đóng đô ở Đại La thành, nhân có điềm rồng vàng hiện ra, mới đổi tên gọi là thành Thăng Long (tức thành Hà Nội bây giờ).

Ngài ở ngôi được 18 năm thì mất.

Xét ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng ấy, những gò ở chung quanh trông hình như cái hoa sen nở ra tám cánh, cho nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời, bây giờ thuộc về làng Đình Bảng, huyện Đông Ngàn.

Vì ngài sinh ra ở chùa Ứng Tâm, cho nên chùa ấy bây giờ thành tên gọi là chùa Dặn.

Đền thờ tám vị vua triều Lý (Lý Bát-đế từ) tại Bắc-ninh
Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Tds-denthovualy
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Nam Hải Dị Nhân liệt truyện - Page 1 Empty Re: Nam Hải Dị Nhân liệt truyện

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết