TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Phật học luận  EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Phật học luận  EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Phật học luận  EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Phật học luận  EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Phật học luận  EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Phật học luận  EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Phật học luận  EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Phật học luận  EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Phật học luận  EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Phật học luận  EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Phật học luận

Go down

Phật học luận  Empty Phật học luận

Bài gửi  mùa xuân Thu 30 Nov 2023, 03:14

TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG THỂ NHÌN BẰNG ĐÔI MẮT CỦA KẺ KHÁC?
(Tuệ Sỹ luận Triết lý về xác thịt trong tư tưởng của Merleau-Ponty. Maurice Jean Jacques Merleau-Ponty : triết gia người Pháp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Edmund Husserl và Martin Heidegger)

Trong một đoạn văn viết về những sai lầm của người Pháp trong 80 năm của chế độ thuộc địa tại Việt Nam, (Sur l'Indochine, Signes, tr. 402 – 407) có một câu của Merleau-Ponty mà nếu chúng ta đổi lại thể cách của nó để thành một câu hỏi, thì chúng ta có thể hỏi như vậy: “Tại sao chúng ta đã không thể nhìn bằng đôi mắt của kẻ khác?”

“Tại sao chúng ta đã không thể nhìn bằng đôi mắt của kẻ khác?” câu hỏi ấy nếu được đặt vào trong văn mạch của một đoạn văn viết về chính trị, nó chỉ là một cách nói. Bởi vì, ở đây những gì mà người chỉ cần đến là những giải đáp. Người ta cần có những dự kiện xác thực, những biến cố có thể kiểm chứng, những gì mà người có thể xác định rõ lý do xuất hiện, biến đổi và hủy hoại của chúng; “những lý do mà” - nói như chính Merleau-Ponty - “chúng ta có để tư tưởng rằng có (il y a) một thế giới”. Có một thế giới; nghĩa là một thế giới đã có đó, có trong bóng tối đồng nhất tính của nó. Một thế giới mà người ta xác tín đã có ở đó, và chúng ta chỉ đến đó để mà tìm hiểu, đến để mà khám phá và giải thích chứ không phải là một thế giới của chính ta để cho chúng ta khai phá, để mà hiểu bằng xác thịt của chính ta.

Tại sao chúng ta đã không thể nhìn bằng đôi mắt của kẻ khác? Bây giờ, nếu câu ấy được đặt vào trong một tác phẩm triết lý, nó sẽ là một thảm kịch dị thường của đời sống, đời sống đích thực bằng xác thịt của chúng ta chứ không phải đời sống trong thảm kịch của lịch sử triết lý. Dù cho chúng ta chứng kiến tất cả sự đổ vỡ trầm trọng của tư tưởng, dù cho chúng ta chứng kiến tất cả thảm kịch dị thường của lịch sử triết lý, chúng ta vẫn không thể tìm thấy một điểm sáng nào chiếu rọi vào bóng tối dày đặc của một câu hỏi như thế đang bao trùm lên đời sống.

Cũng Merleau-Ponty viết: “Triết gia nói, nhưng có một sự yếu đuối ở trong ông, một sự yếu đuối không thể giải thích, nên ông phải tắt tiếng, phải hòa mình vào trong sự im lặng và phải tìm lại trong thể tính một nền triết lý đã được làm xong”.
“Một nền triết lý đã được làm xong”: Đây là thảm kịch mà một triết gia phải chịu đựng. Trong một thế giới cộng đồng đang có đó, triết gia và thường nhân cũng mang một niềm xác tín như nhau cả. Bởi vì, thoạt khi vừa mở mắt để mà nhìn, thì chính đời sống của chúng ta đã chứa đựng những tiếng nói thầm lặng rồi. Nhưng, đằng này triết gia lại nói chuyện với bóng tối của vũ trụ, trong khi thường nhân không ngớt chế diễu ông bằng ánh sáng của sự thực hiển nhiên một cách ngây ngô.

Triết gia nói chuyện với bóng tối của vũ trụ, ông ngồi nhìn cái vẻ kỳ bí của bóng tối đồng nhất tính của sự vật, ông đặt câu hỏi, và tất nhiên là bị chế diễu; ông hỏi một cách hiền lành với đôi mắt mở rộng rất trẻ thơ: “Tại sao chúng ta đã không thể nhìn bằng đôi mắt của kẻ khác?”. Trong câu hỏi ấy, ông cũng nhớ lại một thời đại vàng son khi mà sự vật chưa bị bóng đêm đồng nhất tính bao phủ. Sự vật chỉ tồn tại trong từng chớp mắt, nhưng bóng tối đồng nhất tính của nó cứ trôi đều như một dòng sông. Nhớ lại một thời kỳ của thơ ấu, không phải tôi đang nhìn một cái gì đó dù là ở trong chính tôi mà như trước mặt tôi, nhưng nhớ lại là được nhớ, không phải được nhớ bởi chính tôi đang ở đây mà được nhớ bởi những hình bóng của tôi trong quá khứ.

...Nhìn bằng đôi mắt của kẻ khác để nhìn như người ấy nhìn, để thấy như nó thấy, để xúc cảm như nó xúc cảm. Nhưng, nếu thế, phải chăng cái được nhìn, được thấy, được xúc cảm là một cái gì đó như là sự vật đã có đó, có ở ngoài ý thức của chính ta, và ta đến để thừa nhận? Nói một cách khác, phải chăng có một cái gì đó tồn tại trong đồng nhất tính của nó?

Đồng nhất tính của sự vật là gì? và thành ngữ “đêm tối của đồng nhất tính” (nuit de l'identité) mà Merleau-Ponty thường dùng có ý nghĩa gì?
Merleau-Ponty nhắc lại một câu nói của Claudel để giải thích về thể cách đồng thời của sự vật: “một chút màu xanh của biển càng xanh khi màu đỏ càng đỏ”. Đây là mối tương quan của chính sự vật với tất cả những gì quanh nó. Nhưng màu sắc ấy không phải chỉ xuất hiện hoàn toàn như là bây giờ và ở đây thôi, mà còn như là đã từng và sẽ còn ở nơi khác nữa. Như vậy, vật được thấy không phải chỉ vì nó là bây giờ và ở đây, mà vì nó ở khắp mọi lúc và khắp mọi nơi.

Merleau-Ponty viết: “Một sự vật là tấm gương phản chiếu tất cả những sự vật khác”. Khi một cái gì đó xuất hiện trước chúng ta, thì tất cả những cái còn lại, nghĩa là cả vũ trụ, vạch ra một chân trời bao quanh nó. Trong sự liên tục của thời gian cũng thế. Cố nhiên, chúng ta chỉ thấy cái đó vào một lúc nhất định nào đó, nhưng chắc chắn cái ấy, ngôi nhà này chẳng hạn, hôm qua nó đã có đó, và ngày mai có thể nó cũng còn đó, mặc dù có biến đổi. Nếu không có tất cả những cái khác vạch ra một chân trời quanh nó, ta không thể đối diện với chính nó để mà nhìn thấy nó. Và nếu nó chỉ hoàn toàn là bây giờ và ở đây, trước kia nó chưa từng có, và sau này, dù trong khoảnh khắc, nó cũng sẽ không có, chắc chắn ta không thể thấy và biết nó là gì cả. Nói cách khác, nó không thể là đối tượng cho ý thức được.

...Nói một cách vắn tắt như lời của Merleau-Ponty: “Vạn vật tồn tại trong một chớp mắt ngắn ngủi ngay khi tôi vừa để mắt đến” Hay nói cách khác: “Thế giới như một dãy sương mù trên mặt biển được nhìn từ trên mây trời, nó hình như bất động; và thoạt chốc, bởi vì nó trải dài theo một đường thẳng nên từ đó người ta mới hiểu rằng nó lưu động và sống động, nhưng cũng hiểu luôn rằng khi từ trên trời cao nhìn xuống, chiều rộng của thể tính sẽ không bao giờ đi qua chiều rộng của vô thể, không đi qua tiếng động của thế giới, mà đi qua sự im lặng của nó” Hay nói một cách khác nữa: “Khi người ta tiến gần đến sự vật, tôi không còn hiện hữu nữa; khi tôi hiện hữu, lại không có sự vật, mà chỉ có một sự gấp đôi của sự vật trong căn phòng tối của tôi”.

Trong căn phòng tối, tôi biết chắc tôi đang tiếp xúc với một cái gì đó, tôi biết rõ nó, tôi có thể gọi tên nó, nhưng không thấy được nó. Ở đây, tôi đối diện với sự vật qua bóng tối đồng nhất tính của nó. Nhưng với niềm xác tín thầm lặng, tôi biết tôi đang tiếp xúc với sự vật. Trong căn phòng tối này, không phải chính tôi là kẻ duy nhất chủ động trong việc đụng chạm những sự vật quanh tôi; nhưng khi tôi biết rằng tôi đang đụng phải một cái gì đó thì chính ra cái đó cũng chủ động trong việc đụng chạm của tôi. Tôi chủ động trong việc đụng chạm, bởi vì tôi có xác thịt của tôi, tôi là xác thịt; thì ngược lại, bởi vì sự vật cũng chủ động trong việc đụng chạm ấy, nên nó cũng là xác thịt. “Đặt giới hạn của thể xác và của thế giới ở đâu, bởi vì thế giới cũng là xác thịt?”

Bây giờ chúng ta mở mắt ra trong căn phòng có ánh sáng này để nhìn mọi vật; tất cả mọi vật ở đây đều xuất hiện cho chúng ta trong bóng tối đồng nhất tính của nó, tức là xuất hiện cho ta như là cho ý thức của ta. Trong trường hợp này, khi một triết gia mở mắt để nhìn, không phải mở một lần quán xuyến tất cả, mà mở mắt trong sự chớp mở triền miên, đây là một sự “bắt đầu luôn luôn bắt đầu”. Như thế, cái xuất hiện trước mắt đó không thuần túy là một cái ở ngoài, cố nhiên nó không phải ở trong. Tính chất có thể thấy của nó là tính chất hữu hình trong từng chớp mắt. Nó không phải là một thế giới đã tác thành xong, nó không ở trong một thế giới đã tác thành xong. Chúng ta thấy nó, vì nó là cái có thể thấy; nhưng tính chất có thể thấy của nó không lộ diện ở đâu và ở lúc nào cả trong thế giới hữu hình. Cũng như chúng ta có xúc cảm không phải duy chỉ vì chúng ta có xác, mà bởi vì chúng ta có thịt của xác. Cái hữu hình của chúng ta là xác; tôi thấy kẻ khác trong thế giới hữu hình bằng cái xác của họ, nhưng tôi biết được họ, cả xúc cảm về họ, bởi vì xác ấy là xác thịt, nghĩa là xác có thịt. Dù nói theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, thịt là cái không lộ diện hữu hình qua cái thấy của ta. Nó không lộ diện trong hữu hình, nhưng nó làm cho xác của ta là người chứ không phải là xác chết. Tính chất có thể thấy như thế được Merleau-Ponty gọi là thịt, luôn luôn nói là thịt. Đó là xác thịt.

Đến đấy chúng ta mới đụng tới vấn đề then chốt. Và chúng ta cũng đã thấy, đó là vấn đề then chốt trong tư tưởng của Merleau-Ponty...
Với Merleau-Ponty, triết lý là một khởi sự triền miên, một sự khởi đầu luôn luôn bắt đầu. Bắt đầu từ bóng tối để thực hiện một cuộc hành trình trong bóng tối...

(Trích phần đầu của bài Tham khảo : Tuệ Sỹ-TRIẾT LÝ VỀ XÁC THỊT TRONG TƯ TƯỞNG MERLEAU-PONTY, trong cuốn PHẬT HỌC LUẬN TẬP, tập 7/2020)

#Gocnhin
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Phật học luận  Empty Re: Phật học luận

Bài gửi  mùa xuân Thu 30 Nov 2023, 03:16

Bài viết rất hay đọc nhiều lần học Very Happy
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết