TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

3 posters

Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 24 Jun 2013, 11:13

Lượm lặt bài này trên mạng, rinh về mà suy ngẫm:

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Hay: Đi tìm Nhân cách đã mất của người Việt

Trần Thành Nam (Danlambao) - Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”
Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!
Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào. Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ ràng, từng đứa từng chỗ… Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…
Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu, với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.
Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn còn mở…
Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.
Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…
Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”
Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…

Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”

Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi:“Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”

Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì tôi chứng kiến và trải nghiệm. 

Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để “học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước này nữa. Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên trong đời. Tôi nói:“Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế?” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”. Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao, giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc của những người ra đi. 

Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…

Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn. 

Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…

Câu chuyện chính ở đây là… những cái rổ tép bị cướp đi kia! 

Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.

Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?

Đó là câu hỏi tôi đã thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.

Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...

Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.

Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi. 

Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Mon 24 Jun 2013, 11:16

Dẫn chứng cụ thể:

Vụ “hôi của” quá vô cảm
16/06/2011 17:22 (GMT + 7)
 


TTO - 15 giờ chiều 16-6, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm An Dương Vương (đoạn giao nhau của các đường An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh thuộc phường 8 và 9, quận 5, TP.HCM) thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách.
Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! ImageView
(thiên hạ xông vào hôi của)
Nhờ nhanh trí, người đàn ông này giữ chặt giỏ xách của mình nên hai tên cướp không giật được phải đành tẩu thoát.
Nhưng vì sự giằng co quá mạnh nên giỏ xách của người đàn ông bị rách toạc và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường.
Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực xảy ra vụ cướp đã ào ra giữa đường lượm mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn.



Chỉ trong vòng chưa tới hai phút, số tiền của người đàn ông ấy đã bay vào túi của những người “hôi của” quá vô tâm và đi mất. Không biết những người lượm tiền có biết đó là tiền của người đàn ông đó hay không, hay là nghĩ đó là tiền... từ trên trời rơi xuống?
Sự việc trên đã gây ra một quang cảnh rất hỗn loạn và nguy hiểm ngay giữa lòng đường An Dương Vương với số lượng người tham gia “hôi của” ước tính hơn 30 người.
Một người tài xế taxi chứng kiến cảnh “hôi của” trên đã ngao ngán: “Người ta bị nạn không giúp đỡ thì thôi chứ sao lại tranh nhau cướp tiền của họ như vậy. Quá vô cảm!”.
LÊ NGUYÊN TRƯỜNG GIANG
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  mùa xuân Wed 26 Jun 2013, 17:44

Có phải Lão "chôm "thông tin này của MX đem đăng lên ko??Laughing

https://tiengthoigian.forumvi.com/t187p110-topic

Người ta gặp nạn mà ko giúp mà còn .....Twisted Evil.Cũng ko trách họ làm gì ,cũng tại vì "môi trường "tạo nên "hoàn cảnh "!Very Happy
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  mùa xuân Thu 11 Jul 2013, 09:28

Xã hội như thế làm cho con người ta ko ít thì nhìu thành "vô cảm "quá tội lỗi hi...

Nói ra thì có người cho mình lo chiện Thiên Hạ bao đồng ,hơi sức đâu mà lo....mà ko nói ra thì bức xúc:lol: 

Vừa rồi đoàn thiền nguyện học đường giúp đỡ cho những em nghèo ở vùng xa xôi thiếu sách vở ....đến đó biếu quà thì có một thầy hiệu trưởng trường khác Tới ngồi nói chiện Cần được giúp đỡ cho mấy E ,rồi dẫn đoàn đi tham quan trường học .....trởi ơi nghèo ơi là
Nghèo ,cơ sỏ vật chất ko có gì ,mấy E nhỏ thấy thương vậy hỏi mấy ông to bà lớn làm gì đây chứ ....đoàn Hứa sẽ giúp tuy đoàn ko có bao nhiều nhưng cũng đỡ hơn những ông to giàu có hi.....kể ra cho khỏi tức ...Evil or Very Mad 

Thấy thương cho thầy hiệu trường của trường ghê luôn !Sad

Nguoi ngheo thi ngheo miet ,nguoi Giau thi Giau kinh khung ,Chac la kiep truoc may nguoi ngheo an o ko phai dao cho nen bay gio phai chiu kiep ngheo thoi Very Happy 
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  mùa xuân Sat 05 Oct 2013, 18:40

Mình "hô hào "chút xíu !Laughing 

Sự Vô Cảm Của Người Việt

Người VN bây giờ nghe nói đến những vụ thua lỗ, thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng VN, tức hàng tỷ đô la Mỹ cứ như chuyện mất cắp vài ba chục ngàn đồng bạc lẻ. Nếu giả sử sắp tới có xảy ra thêm vài vụ nữa, thêm vài con số không phía sau nữa, người ta cũng không cảm nhận được sự khác biệt, mức độ thiệt hại lớn lao như thế nào.
Với những con người mà mỗi tháng kiếm chỉ được vài trăm ngàn đồng, cả đời không bao giờ cầm được vài triệu bạc VN thì làm sao hiểu được con số thất thoát kia lớn bao nhiêu đã đành, nhưng với những người khác cũng vậy. Ðó là sự khởi đầu của căn bệnh vô cảm. Không chỉ trước tệ tham nhũng. Mà trước mọi thứ phi lý tồi tệ đang xảy ra hàng ngày hàng giờ, năm này qua năm tháng,với mức độ ngày càng tệ hại hơn và không hề có dấu hiệu gì của sự thay đổi.
Như vô vàn kiểu tai họa khác nhau đang đổ lên đầu người Việt, khiến mạng sống con người sao mà quá nhỏ bé, như ruồi muỗi.
Từ tai nạn giao thông đang giết chết hàng chục ngàn người Việt mỗi năm, nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm mất vệ sinh, độc hại dẫn tới những căn bệnh khác nhau giết thêm một lượng không nhỏ mạng người nữa. Hay tình trạng tội ác đang ngày càng nhiều hơn, dã man hơn, kẻ thủ ác cũng ngày càng muôn mặt, bình thường hơn – có thể là bất kỳ ai, chưa từng phạm tội trước đó, và cũng ngày càng trẻ hóa hơn.
Trong khi sức chịu đựng của người dân VN ngày càng cao – có thể chấp nhận và sống quen với mọi thứ tồi tệ phi lý nhất, chúng ta cũng ngày càng trở nên vô cảm, mất dần tính nhân bản bên trong mà không hay biết.
Song song với quá trình vô cảm hóa này của người dân, bản thân cái cơ chế – nguyên nhân của mọi sự tồi tệ đang diễn ra trong xã hội, cũng ngày càng trở nên trơ tráo lì lợm hơn. Có thể làm bất cứ điều gì, gây ra bất cứ sự thiệt hại to lớn cỡ nào cho đất nước, nhân dân mà không hề xấu hổ, không muốn sửa chữa cũng không sợ phãi lãnh trách nhiệm hay hậu quả. Bởi họ biết tâm lý, tình cảm, lẫn tinh thần của nhân dân đã bị “đóng băng” rồi.
Như một người bị cho xài thuốc ngày một nặng đô hơn đến mức nhờn thuốc. Cả người dân và nhà nước VN hiện nay là như vậy.
Bao giờ tình trạng lạm thuốc, đờ đẫn này qua đi, người VN tỉnh thức để nhận ra những gì mình đang phải chịu đựng là bất thường, không thể hình dung cũng không thể chấp nhận trong một xã hội bình thường khác?

ST đọc vui !

Bài viết này rất đúng nhưng mà cũng ko "quá ".VN mình là nước cũng hơi "kém phát tiển "so với các nước trên thể giới ,trinh độ dân trí cũng ảnh hưởng nhìu .Thông Cảm !Very Happy 
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  tieng thoi gian Sun 06 Oct 2013, 15:58


Sự Vô Cảm Của Người Việt.....do la nho su dao tao duoi moi truong xa hoi may chuc nam nay bien con nguoi thanh ra nhu vay do MX oi ....ho tranh gianh cuop doat giet nhau de ma co duoc su song ...khong con dao duc nhan cach ....MX khong nho nhung cau chuyen ngay xua o mien bac nguoi ta dem cha me minh ra "dau to" de lap cong hay sao ....bay gio xa hoi do da o nhiem het ca dat nuoc minh roi MX oi .

tieng thoi gian

Tổng số bài gửi : 905
Join date : 07/10/2012

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  mùa xuân Tue 08 Oct 2013, 09:45

Thôi thì nói xa nói gần ,nói tới nói lui nhìu lần XH ngày nay còn có những điều chướng tai gai mắt !
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  mùa xuân Tue 08 Oct 2013, 09:51

Mà bản chất người Việt mình hồi não tới giờ ,ỷ có Tài cán chút là đưa mình lên tận chín tầng mây :)già nhân nghĩa ta đây là nhân ái.....show up dữ quá !
mùa xuân
mùa xuân

Tổng số bài gửi : 2094
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi! Empty Re: Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết