TIẾNG THỜI GIAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Yahoo Player
Latest topics
» Phật học luận
Anh ban lang gieng EmptyThu 30 Nov 2023, 03:16 by mùa xuân

» Sao chưa ai chịu nghêu ngao ?
Anh ban lang gieng EmptyWed 29 Nov 2023, 03:40 by mùa xuân

» Ru gọi người tình
Anh ban lang gieng EmptyWed 10 May 2023, 15:42 by Hoàng Lão Tà

» Một thời ly loạn
Anh ban lang gieng EmptySun 07 May 2023, 14:51 by huuhoi

» Khổng Tử Phiếm Đàm
Anh ban lang gieng EmptyTue 02 May 2023, 15:44 by Hoàng Lão Tà

» Trang Thơ Tuyền Linh
Anh ban lang gieng EmptyTue 08 Jun 2021, 03:00 by Cỏ Lạ

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Anh ban lang gieng EmptyMon 07 Jun 2021, 08:43 by Hoàng Lão Tà

» TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Anh ban lang gieng EmptyMon 07 Jun 2021, 08:40 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Anh ban lang gieng EmptyMon 07 Jun 2021, 08:30 by Hoàng Lão Tà

» Tình khúc Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ
Anh ban lang gieng EmptyMon 01 Mar 2021, 11:40 by tuyenlinh47

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Top posting users this month
No user


Anh ban lang gieng

+9
Thi Mau
NTT
cu ngoao
mùa xuân
Hoàng Lão Tà
huuhoi
nnk
Admin
simba
13 posters

Trang 1 trong tổng số 7 trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Go down

Anh ban lang gieng Empty Anh ban lang gieng

Bài gửi  simba Wed 19 May 2010, 18:40

Lang thang tren net, luom duoc bai nay dan len cho cac con dan Viet Nam suy ngam
(source: Rfa)
Bài báo sặc mùi hiếu chiến trên báo mạng Trung Quốc
Vũ Cao Đàm gởi RFA
2010-05-17
Thêm một bài báo sặc mùi hiếu chiến trên trang mạng Trung Quốc: “Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa”. (Đưa lên mạng TQ ngày 9/1/2010)

Vật tế cho trận chiến

“Phải giết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa” là kết luận ngắn gọn, rắn đanh của bài báo mang tiêu đề “Việt Nam, Vật tế cho trận chiến thu hồi Nam Sa” (越南—收复南沙之战的祭品) vừa được đưa lên nhiều trang mạng của Trung Quốc.

Nguyên văn câu kết luận bằng Hán ngữ là “杀越寇为 南沙之战祭旗” (Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa – Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ).

Chúng ta là dân, không thể biết được các nhà lãnh đạo hai “đảng anh em” bàn với nhau những chuyện gì, nhưng bằng bài báo này, thì có thể nói chắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa, các ông anh Đại Hán đã gọi dân Việt Nam là bọn “giặc Việt” (Việt khấu), và hạ quyết tâm giết thẳng tay bọn “giặc Việt” để làm vật tế cho cuộc chiến “thu hồi” Nam Sa, thu hồi miền biển đảo mà tổ tiên họ chưa hề đặt chân đến. Theo cách viết trong bài báo mà tôi đã dịch đăng trên BVN mấy ngày trước đây, thì người Trung Quốc phải quyết tâm giết bọn “giặc Việt” “lòng lang dạ sói” không cần bàn đến việc điều đó có là đạo đức hay là vô đạo đức.

Cái quốc gia mà báo chí Việt Nam vẫn gọi là “nước lạ” này có một kiểu lập luận rất “lạ”. Tác giả bài báo dùng một từ Hán rất cổ, không còn tìm thấy trong các từ điển hiện đại thông dụng của Trung Quốc: “Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta” (phiên thuộc nghĩa là một vùng đất chư hầu, tồn tại như những châu, những quận dưới sự cai quản của mẫu quốc Trung Hoa, đoạn này nguyên văn tiếng Hán là 越南原为我国藩属 – Việt Nam nguyên vi ngã quốc phiên thuộc). Theo cách nói mập mờ của họ, thì người đọc hiểu rằng, dường như dải đất Việt Nam này, “vốn xưa” là một bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng rồi, vì Trung Quốc kém cỏi, đã bị các đế quốc thực dân xâu xé… Theo Thỏa ước Pháp – Thanh 1885, cái phần Việt Nam “của họ” đã bị “nhượng” cho thực dân Pháp, và đến khi Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Pháp giành lại độc lập thì họ đã “quên” không lấy lại một phần trong đó, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tôi nhớ lại một lần vào giữa thập niên 1960, khi đến thăm Bảo tàng Quân đội ở Bắc Kinh, thấy người ta trưng ra một bản đồ, trong đó chỉ rõ những vùng đất gọi là “của” Trung Quốc khi xưa, mà điều không thể tin ở mắt mình là cả Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều bị khoanh vào trong đó. Những kẻ “chữ nghĩa đầy mình” đã cố tình giải thích hai chữ “phiên thuộc” ra như thế đấy? Thật là một trò đánh tráo khái niệm quá ư hài hước.

Đọc xong bài báo này, tôi bỗng đâm phân vân về trình độ học sử của Người Trung Quốc. Tuy không phải nhà nghiên cứu lịch sử, nhưng nếu tôi cũng cho phép mình “lý luận” theo kiểu ông láng giềng phương Bắc, thì tôi sẽ lập luận thế này: Xưa kia, từ thế kỷ XXIX trước Công nguyên, từ thời Hồng Bàng, dân Bách Việt (trong đó có dân Việt Nam ngày nay) có địa giới từ Hồ Động Đình mãi tận phương Bắc xa xôi! Nhưng rồi bọn giặc Hán “lòng lang dạ sói” đã đến xâm chiếm giang sơn của các sắc dân Bách Việt, dồn dân Bách Việt xuống mãi phía Nam. Vậy thì, bây giờ dân Bách Việt cũng phải thu hồi cái giang sơn gấm vóc cũ của mình về cho đất mẹ Bách Việt chứ! Nêu lên một phản đề như thế thật ra chỉ cốt để nhắc nhở các ngài đang già mồm cổ vũ luận điệu bành trướng hãy nhớ lại câu nói của Khổng Từ trong Luận ngữ: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, nghĩa là “Cái mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”.

Cũng như bài tôi đã dịch và đưa lên mạng tuần trước, bài này cũng không ký tên tác giả. Đó chỉ là một cách ném đá giấu tay chứ không có gì khác. Nhưng tôi vẫn dám khẳng định tác giả là hạng người “miệng có gang có thép”. Vì sao? Cái cách họ phân tích tương quan giữa các thế lực quân sự trên cục diện toàn cầu và những vấn đề địa – chính trị đều cho thấy họ có những cách nhìn của các nhà chiến lược đang cân nhắc thực lực giữa đôi bên, xem xét kỹ lưỡng dư luận quốc tế có thể giáng lên đầu mình một khi hành sự, và như con báo rình mồi, họ đón chờ cơ hội để “ra đòn” đúng lúc, song mặt khác, họ lại dùng những ngôn từ rất hạ đẳng làm cho người đọc lầm tưởng họ là dân “chợ búa”.

Giặc Hán lòng lang dạ sói
Nhưng thôi, tranh luận mà làm gì. Đó vẫn là cách chơi chữ thâm căn cố đế của anh bạn “ giặc Hán lòng lang dạ sói” của chúng ta. Xin các bạn đọc toàn văn bản dịch ngay sau đây. Các bạn sẽ thấy, những kẻ “nhai xé thịt người ngọt xớt như đường” (Nguyễn Du) lại lên tiếng kêu la oan ức… toàn một giọng nói ngược,… làm như chính họ đã bị bọn “Việt Nam lòng lang dạ sói” vây bắt ngư dân, đã bị bọn “giặc Việt” chiếm đóng những vùng biển đảo, mà trên thực tế không hề tìm thấy một bằng chứng nào để chứng minh rằng người Hán đã từng đặt dấu chân lên đó trước người Việt. Đọc bài báo, chúng ta cũng thấy được họ tuyên bố công khai việc thuê đất dài hạn ở các tỉnh biên giới chính là nằm trong ý đồ lấn chiếm đất đai của chúng ta.

Lưu ý, người dịch giữ nguyên cách gọi các địa danh trong bài báo, là Tây Sa, Nam Sa và Nam Hải, nhưng xin hiểu Nam Sa là Trường Sa, Tây Sa là Hoàng Sa, Nam Hải là Biển Đông.

Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi.Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.

Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.

Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.

Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.

Lý do tấn công Việt Nam
Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:

1-Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2-Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

3-Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4-Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5-Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6-Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7-Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

8-Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

9-Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

10-Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được

Không đánh giá thấp đối phương

Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ[1]. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

Vũ Cao Đàm dịch

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

[1] Quần đảo Falklands (tiếng Tây ban nha là Islas Malvinas), vốn được xem là là lãnh thổ hải ngoại tự trị của Vương quốc Anh, nhưng vẫn là đối tượng tuyên bố chủ quyền của Argentina từ sau cuộc xâm nhập của Anh vào quần đảo này vào năm 1833. Năm 1982, Argentina tấn công chiếm quần đảo này, dẫn tới cuộc Chiến tranh Falklands kéo dài hai tháng giữa Argentina và Vương quốc Anh, kết quả là Argentina thất bại, Vương Quốc Anh xác lập lại chủ quyền trên quần đảo này (Ghi chú của người dịch).

simba

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 06/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Admin Thu 20 May 2010, 20:24

Cám ơn Simba đưa chủ đề rất "nóng" này về đây.
Đúng là sống bên cạnh anh láng giềng xấu tính thiệt là khổ.

Tuy nhiên, Ad thấy chủ đề này để trong Sử Việt có vẻ không hợp mấy. Nhưng chưa biết để đâu.
Nếu sau này có chuyển chủ đề này sang phòng khác, mong bạn đừng phiền nhé!
Rất mong nhận thêm sự đ1ong góp của bạn.

Thân ái.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 11/12/2009

https://tiengthoigian.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  simba Mon 24 Jan 2011, 15:53

Là lá la, hổng ai quan tâm hết vậy ta ? Shocked

simba

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 06/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  nnk Mon 24 Jan 2011, 16:30

nnk quan tâm đây, hơi daì để từ từ đọc hết rồi chia xẻ vơí samba nha, cam1 ơn nhiu

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  nnk Wed 26 Jan 2011, 19:40

baì viết này kg có nguoi đứng tên, đúng là ném đá giấu tay, giống như kg con chó điên núp trong buị sủa bậy thôi, kg có gì đáng ngaị đâu simba ui

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  huuhoi Thu 27 Jan 2011, 10:58

Ném đá dấu tay là nghề của bọn đầu trộm đuôi cướp phương Bắc nước ta mà! Laughing
Rõ ràng là những trang như thế đều được "bật đèn xanh" từ phái chính quyền TQ.
Nhớ trên net của TQ từng có bài bàn về kế họach chiếm Hà nội trong mấy ngày gì gì đó. Tuy giọng điệu (có vẻ cố tình) huênh hoang, dùng ngôn ngữ đầu đường xó chợ, nhưng giới bình luận cho rằng với cách nhìn, số liệu trưng ra trong bài thì khó có khả năng người viết là dân giang hồ chợ búa!
Phải chăng đây là một đòn thăm giò, hoặc giả kích động dư luận trong nước? drunken
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  nnk Thu 27 Jan 2011, 13:14

6-Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

caí này goị là thừa nnước đục thả cău
8-Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
đem sình mạng của dân binh 2 nước ra đê dợt binh, thật là dã man ,trái vơí đạo của binh pháp. lanh đạo kiểu này thì dân và láng giêng2 chỉ từ chết đến chết. What a Face


nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 28 Jan 2011, 05:47

Ha ha, các lãnh đạo hắc ám của các quốc gia đâu có quan tâm gì tới sinh mạng dân đen chứ!
Nhớ năm 79, chiến dịch "tràn bờ", "lấy thịt đè người" của Trung cộng cũng nướng biết bao nhiêu lính. Mục đích chỉ để "ra uy" một chút!
Vụ Mậu Thân ở Việt nam, nướng bao nhiêu sinh linh, được coi là cuộc "tổng diễn tập"

Than ôi! Đúng như Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh" nói:
... "Buổi chiến trận mạng người như rác
Phận đã đành đạn lạc tên rơi
Lập lè ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văn vẳng tối trời càng thương" ..
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  nnk Fri 28 Jan 2011, 12:39

LT mình nhớ nhiều thứ quá. trong trận chiến năm Mậu Thân có ghi trong cuon từ điển bách khoa cuả Mỹ.có 1 tướng lãnh cuả Mỹ phát ngôn: việc nướng binh của ttướng Giáp là traí vơí quy luật binh pháp và lương tâm của người làm tướng. con ngưới vì thắng llợi mà làm bao nhiêu việc tàn hại sinh linh, thật đúng với mấy câu cuả ND mà LT dẫn chứng What a Face
"Buổi chiến trận mạng người như rác
Phận đã đành đạn lạc tên rơi
Lập lè ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văn vẳng tối trời càng thương" ..

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Fri 28 Jan 2011, 22:58

Hi hi, Nnk cũng có thua ai đâu! rose
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  nnk Mon 31 Jan 2011, 23:27

Hoàng Lão Tà đã viết:Nhớ năm 79, chiến dịch "tràn bờ", "lấy thịt đè người" của Trung cộng cũng nướng biết bao nhiêu lính. Mục đích chỉ để "ra uy" một chút!
ọn trung quốc vì dư dân số nên chìén thuật của họ luon là nướng binh chắc cũng là hủ trưong để giản dân số LT hén Very Happy

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 01 Feb 2011, 06:44

Chắc vậy đó! Laughing
Không chỉ đông dân mà còn dư đàn ông nữa! Lão tà nghe nói vì chính sách bắt mỗi gia đình chỉ được có 1 con, nhiều người trót sinh con gái thì bóp mũi cho chết luôn để có cơ hội sinh tiếp, tìm con trai nới dõi tông đường Mad
(Chắc là hồi đó chưa phổ biến siêu âm hén!)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  nnk Tue 01 Feb 2011, 23:03

uhm, nnk cũng nghe vậy, dã man nhất vẫn là TRung Quốc. ở xứ này nnk cũng nghe hàng hoá TQ bi trả về lý do là độc hại hoặc thiêú chất lượng, nội bộ lo còn kg xong mà còn tam lam cướp đất nướv khác. nnk nhớ có 1 câu truyện trong cuốn cái cười của thánh nhân, đại khaí là: có một người nọ được vua cho đất, bảo anh ta chạy được bao xa thì đất đó thuộc về anh ta, anh bèn ra sức chạy, đến lúc sức kiệt hơi tàn vẫn cố lăý hết sức tàn nhảy 1 bước thật dài . nhưng khi chết nhiều lắm cũng chỉ 2 m chôn xác mà thôi. nnk nhớ đại khái vậy thôi, còn nguyên văn thì chắc phải nhờ LT rồi Very Happy

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  huuhoi Thu 03 Feb 2011, 01:58

Nnk đọc nhiều ghê đi. HH chỉ đọc "cái dũng của thánh nhân" chứ chưa đọc "cái cười của thánh nhân" Embarassed
huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  nnk Fri 11 Feb 2011, 14:37

huuhoi đã viết:Nnk đọc nhiều ghê đi. HH chỉ đọc "cái dũng của thánh nhân" chứ chưa đọc "cái cười của thánh nhân" Embarassed
lâu lâu mới đọc được 1 cuốn ...kg đụng hàng với HH thôi mà,chứ kiến thức sách vở cuả nnk từ nhà ra tới ngõ là hết sạch Laughing

nnk

Tổng số bài gửi : 975
Join date : 26/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Sat 28 May 2011, 15:25

Thêm một hành vi mới nhất của "anh bạn láng giềng" :

Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
27/05/2011 18:01

Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.

Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.

Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.

Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Anh ban lang gieng Avatar

Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.

Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam./.

Theo TTXVN/Vietnam
Anh ban lang gieng TauTQ

Anh ban lang gieng Tau_hai_giam
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. (Nguồn: TTXVN)
Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 16:57

Tàu Trung Quốc táo tợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/439975/Tau-Trung-Quoc-tao-ton-xam-pham-lanh-hai-Viet-Nam.html

*Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng công ước của Liên Hiệp Quốc
* Ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, uy hiếp và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam)
* Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại
* Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng biển Việt Nam

TT - Ngày 27-5, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết sáng 26-5, một tốp tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, xâm nhập, cản trở và gây thiệt hại đối với tàu Bình Minh 02 của PVN đang hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực thềm lục địa Việt Nam.

Vụ việc diễn ra sáng sớm 26-5. Khoảng 5g05, rađa trên tàu Bình Minh 02 phát hiện tàu lạ di chuyển với tốc độ rất nhanh để tiếp cận mà không hề ra tín hiệu cảnh báo. Chỉ sau 5 phút, hai tàu nữa cùng xuất hiện hỗ trợ. Khi tàu lạ đến gần, tàu Bình Minh 02 phát hiện đó là tàu hải giám của Trung Quốc. Tàu Bình Minh 02 đã chủ động hạ thấp thiết bị thăm dò trước tốc độ di chuyển của các tàu Trung Quốc để tránh thiệt hại nhưng không vì thế mà các tàu hải giám dừng lại.

Khoảng 50 phút sau, đến 5g58, các tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy thẳng đến gần tàu Bình Minh 02, tiếp cận khu vực thả dây cáp và có hành động cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục uy hiếp tàu thăm dò của Việt Nam và ra thông báo tàu Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-5, ông Đỗ Văn Hậu, phó tổng giám đốc PVN, xác nhận thông tin ba tàu hải giám của Trung Quốc cản trở tàu Bình Minh 02 và cho biết khu vực tàu Trung Quốc ngăn cản trái phép tàu Bình Minh 02 ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa, điểm gần nhất cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) chỉ 116 hải lý.

Vị trí tàu Bình Minh 02 khi bị quấy rối là ở tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông. Ông Hậu khẳng định tất cả các lô mà tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Sau khi tàu Trung Quốc cho rằng tàu Bình Minh 02 vi phạm chủ quyền Trung Quốc, ông Hậu cho biết tàu Bình Minh 02 đã cương quyết bác bỏ luận điệu này. Song khi Bình Minh 02 tiếp tục công việc của mình đã bị ba tàu Trung Quốc cản trở.

Đến tận 9g ngày 26-5, ba tàu Trung Quốc mới chịu rút khỏi khu vực chủ quyền Việt Nam. Các tàu bảo vệ và tàu Bình Minh 02 đã phải dừng việc khảo sát trong ngày 26-5 thu lại các thiết bị hỏng để sửa chữa. Theo ông Đỗ Văn Hậu, PVN và Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã chỉ đạo tàu Bình Minh 02 sửa thiết bị tại chỗ chứ không rút về và tới 6g ngày 27-5, tàu này đã hoạt động trở lại bình thường.

Theo ông Hậu, mức độ thiệt hại mà tàu hải giám Trung Quốc gây ra cho PVN là lớn. Hơn nữa, việc tàu hải giám của Trung Quốc vào rất sâu lãnh hải Việt Nam để phá hoại thiết bị, cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát bình thường của PVN là hành động hết sức ngang ngược và táo tợn, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền có biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc.

PVN cũng khẳng định công việc khảo sát địa chấn tại khu vực vừa xảy ra hoạt động phá hoại của ba tàu Trung Quốc sẽ vẫn được tiến hành bình thường vì đây là khu vực hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. PVN sẽ có biện pháp phối hợp với các cơ quan liên quan để đảm bảo hoạt động cho tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Thực tiễn và pháp lý đều chứng minh chủ quyền Việt Nam

Theo cuốn Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam của Cục Chính trị Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam, chiếu theo công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 thì Việt Nam có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm 30% diện tích biển Đông (cả biển Đông có diện tích gần 3,5 triệu km2).

Theo quy định xác định và bảo vệ chủ quyền, biển Việt Nam có các vùng: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mũi Đại Lãnh và 10 đảo ven bờ như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Nhạn (Kiên Giang), Hòn Đá Lẻ (Cà Mau), Cồn Cỏ (Quảng Trị) được Việt Nam lấy làm điểm mốc để lập đường cơ sở ven bờ lục địa.

Bên trong đường cơ sở này là vùng nội thủy, được coi như lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối. Từ đường cơ sở ra ngoài 12 hải lý là vùng lãnh hải của Việt Nam, Việt Nam cũng được thực hiện chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn với vùng trời, đáy biển và lòng đất khu vực này.

Tiếp sau vùng lãnh hải ra ngoài 12 hải lý là vùng tiếp giáp lãnh hải. Từ vùng này trở vào, Chính phủ Việt Nam có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh, quyền lợi về hải quan, thuế, đảm bảo sự tôn trọng về y tế, di cư, nhập cư.

Theo Bộ tư lệnh hải quân, vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền sau vùng tiếp giáp lãnh hải và tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý. Như vậy, tàu Trung Quốc xâm nhập vào khu vực cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ 116 hải lý là đã vào tận khu vực giữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi đó, Bộ tư lệnh hải quân cho rằng Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, đáy biển và trong lòng đất, đáy biển ở vùng đặc quyền kinh tế.

Việc Trung Quốc cho rằng tàu Bình Minh 02 vi phạm chủ quyền tại khu vực biển phía Đông tỉnh Khánh Hòa, cách rất xa Trung Quốc, là hoàn toàn phi lý và ngang ngược.

CẦM VĂN KÌNH

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 16:57

...5g05 ngày 26-5: phát hiện một tàu không có tên trên rađa - có thể là tàu hải quân của Trung Quốc - đang tiến về khu vực khảo sát, thuyền trưởng đã cố gắng liên lạc liên tục với tàu này nhưng không nhận được trả lời nào.

5g10: phát hiện thêm hai tàu, không có tên hiển thị trên rađa - đang tăng tốc hướng về phía khu vực khảo sát.

5g20: ba tàu không mang tên trên rađa, không nhận trả lời tàu Bình Minh 02 vẫn tăng tốc độ tiến về phía tàu khảo sát Bình Minh 02.

5g27: streamer (dây cáp thu tín hiệu địa chấn) được điều khiển chìm sâu xuống 30m để tránh ảnh hưởng khi tàu Trung Quốc đi qua.

5g58: tàu Trung Quốc mang phiên hiệu China Marine Surveylang đã cắt đứt streamer tại vị trí Bird (thiết bị giữ cân bằng cáp địa chấn) số 06, khoảng 1/3 cáp địa chấn.

6g02: tàu bảo vệ Đông Nam 02 được điều động tăng tốc hết máy về phía phao đuôi để bảo vệ phao đuôi. Cố gắng giữ liên kết với phao đuôi tránh tuột mất đoạn streamer bị cắt đứt (khoảng > 2/3 chiều dài cáp địa chấn = 6km).

6g05: nhận được chỉ đạo của ban giám đốc cố gắng theo giữ đoạn streamer bị đứt, nhanh chóng thu đoạn cáp còn lại lên tàu. Đoạn streamer bị đứt sẽ được hai tàu bảo vệ neo và kéo khỏi khu vực có ba tàu Trung Quốc. Lúc này ba tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục bao vây tàu Bình Minh 02 mặc dù thuyền trưởng liên lạc liên tục với ba tàu này nhưng vẫn không nhận được câu trả lời. Vị trí tàu Bình Minh 02 lúc 6g10 ngày 26-5 là: 12O45.98 N, 111O27.608 E.

6g45: tàu Trung Quốc liên lạc lại với tàu Bình Minh 02. Thông báo tàu mình đã vi phạm chủ quyền khảo sát trên lãnh hải Trung Quốc. Yêu cầu tàu Bình Minh 02 lập tức rời khỏi khu vực này. Thuyền trưởng trả lời khẳng định đây là khu vực thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời hợp tác từ ba tàu Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc vẫn thông báo tàu Bình Minh 02 phải rời khỏi khu vực này. Thuyền trưởng vẫn khẳng định lại tàu Bình Minh 02 hoạt động trên lãnh hải Việt Nam và bị tàu Trung Quốc cắt đứt thiết bị khảo sát lúc 5g58 ngày 26-5. Tàu Bình Minh 02 phải thu lại thiết bị khảo sát đã bị cắt đứt. Tàu Trung Quốc không có câu trả lời lại.

7g00: ban giám đốc chỉ đạo cố gắng dùng tàu bảo vệ kéo đoạn streamer bị đứt rời khỏi khu vực có ba tàu Trung Quốc, đảm bảo an toàn cho nhân sự làm việc trên tàu Bình Minh 02 và ba tàu bảo vệ. Đồng thời đảm bảo cho streamer không bị chìm sâu thêm và trôi dạt nhiều.

9g15: tàu không thể mạo hiểm quay lại tiếp tục cuộc khảo sát vì ba tàu Trung Quốc vẫn tuần tiễu quanh khu vực đó, sẵn sàng cắt streamer hoặc có biện pháp mạnh hơn...

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 16:58

Tàu đánh cá Trung Quốc tràn sang vùng biển Việt Nam

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết sáng 27-5, sau khi nhận được điện từ Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng thông báo việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Phú Yên đã chỉ đạo các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh thông báo cho tất cả tàu thuyền Phú Yên đang hoạt động trên biển nắm tình hình trên, nếu phát hiện diễn biến mới liên quan thì báo ngay cho bộ đội biên phòng qua hệ thống liên lạc trên biển.

19g tối 27-5, tại trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng (thuộc đồn biên phòng 352 Bộ đội biên phòng Phú Yên), thượng úy Nguyễn Ngọc Ry - đội phó đội kiểm soát hành chính của trạm - mở máy bộ đàm để tiếp nhận thông tin từ các ngư dân Phú Yên đang đánh bắt trên biển. Qua điện đàm, ông Trần Văn Hùng (37 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), thuyền trưởng tàu câu cá ngừ PY92618TS, cho biết tàu của ông đang đánh bắt ở vị trí thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam, nhưng xung quanh tàu ông có gần 30 chiếc tàu làm nghề chụp mực của ngư dân Trung Quốc.

“Tàu tôi đánh bắt ở khu vực này khoảng bốn ngày nay, ngày nào cũng gặp rắc rối với các tàu chụp mực của Trung Quốc. Khoảng 10g tối là mình kéo câu, nhưng đề nghị họ kéo dàn neo để tàu mình qua thì họ không chịu. Mỗi khi tàu mình chạy đến gần là họ xông ra dùng dao rựa, mã tấu hăm dọa, đòi đánh, chém. Có khi họ gọi vài chục chiếc khác đến uy hiếp tàu mình. Hành động của họ thật ngang ngược. Chúng tôi thật sự gặp khó khăn khi đánh bắt ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước mình” - ông Hùng nói qua bộ đàm.

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Trung, 26 tuổi, cũng ở P.6, TP Tuy Hòa, đang điều khiển tàu PY2836TS đánh bắt gần vùng biển tàu ông Hùng, cho biết: “Ở vùng biển từ 9-17 độ vĩ Bắc, 111-115 độ kinh Đông hiện nay dày đặc tàu của ngư dân Trung Quốc hành nghề, có ngày lên đến vài trăm chiếc. Ban đêm họ chong dàn đèn sáng đến 15 hải lý, chụp sạch mực một vùng rộng lớn, làm ngư dân chúng tôi không còn mực để câu, thiếu thứ làm mồi để câu cá ngừ đại dương. Do vậy, sản lượng đánh bắt của anh em chúng tôi gần đây sụt giảm nghiêm trọng. Chúng tôi mong cấp trên đấu tranh để bảo vệ chủ quyền vùng biển, bảo vệ ngư dân Việt Nam làm ăn trên biển”.

Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry cho hay qua điện đàm với các ngư dân, bộ đội biên phòng cũng đã báo cáo lên cấp trên phản đối việc tàu cá Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển Việt Nam. “Chúng tôi thật sự lo lắng và xót xa cho ngư dân của mình. Do vậy, ngư trường của bà con bây giờ hẹp dần, việc đánh bắt hết sức khó khăn” - thượng úy Ry nói. Ngư dân cho hay thời gian gần đây, Trung Quốc đưa khoảng 20 tàu hải quân thường xuyên kiểm soát gần vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, ngăn chặn không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.

DUY THANH


Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 17:01

Tàu Trung Quốc đổi phương thức tấn công ngư dân

TT - Chiều 30-5, đại úy Nguyễn Quyết Chiến - đội phó trinh sát đồn biên phòng 288 (Quảng Ngãi) - cho biết trong tháng 5-2011, 2 tàu cá xã Bình Châu và một tàu cá huyện Lý Sơn vừa bị tàu Trung Quốc bắt và tịch thu tài sản.


Xem nguyên văn tại: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/440333/Tau-Trung-Quoc-doi-phuong-thuc-tan-cong-ngu-dan.html

Tàu của ông Võ Đào, tàu của thuyền trưởng Trần Văn Thoa và một tàu khác do ngư dân Lê Vinh làm thuyền trưởng đã bị tàu kiểm ngư Trung Quốc khống chế, thu tài sản, ước thiệt hại cả ba tàu khoảng 500 triệu đồng.

Trao đổi về sự việc trên, đại diện Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi nhận định khác với những năm trước phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc, từ đầu năm 2011 đến nay phía Trung Quốc chỉ lấy ngư cụ, máy định vị, Icom, nhiên liệu, hải sản... rồi cho ngư dân chạy tàu về.

“Với sự thay đổi phương thức này, cùng với ý đồ làm giảm bớt phản ứng từ phía Nhà nước Việt Nam (nếu bắt cả người), phía Trung Quốc đánh trực tiếp vào kinh tế của ngư dân. Sau khi bị tịch thu tài sản ngư dân cần thời gian để mua sắm nên thời gian ra khơi bị gián đoạn. Đồng thời việc mua sắm lại sẽ làm tiêu tốn tiền của dẫn đến ngư dân ngại ra đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa”.

Cũng theo vị này, riêng về vấn đề tàu cá Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vào sát đảo Lý Sơn để đánh bắt, qua theo dõi cho thấy các tàu này thường lén lút vào khu này trước, trong và sau tết. Bởi đây là thời điểm cá cam giống (loại cá giá trị kinh tế cao) xuất hiện.

Vì vậy cùng với tuyên truyền, khuyến cáo ngư dân chủ động tránh những va chạm với tàu Trung Quốc, nhất là khi ra hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp, cũng như phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố...

Hơn bao giờ hết, các cấp ngành trung ương cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để chia sẻ những trường hợp ngư dân ra đánh bắt tại Hoàng Sa bị phía Trung Quốc tịch thu tài sản trái phép, để ngư dân tiếp tục an tâm bám biển.

TRÀ GIANG


Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 17:09

Bài viết trên báo Thanh Niên:
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110530/Trung-Quoc-lo-y-do-xam-lan-bien-Dong.aspx

Trung Quốc lộ ý đồ xâm lấn biển Đông
30/05/2011 23:57

Rất nhiều tàu cá Trung Quốc đồng loạt xâm chiếm, tranh giành ngư trường thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các lão ngư, tàu cá Trung Quốc đi theo từng nhóm 20-30 chiếc là một hiện tượng bất thường so với lối đánh bắt truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Ái ở H.Phù Mỹ (Bình Định) là một lão ngư nổi tiếng. Năm nay ông Ái 62 tuổi nhưng đã có thâm niên gần 50 năm cùng tàu cá của mình hiện diện trên các vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Khát vọng vươn ra khơi xa luôn cháy bỏng trong ông, và ông đã nỗ lực biến nó thành hiện thực. Đội tàu cá của ông Ái có thể nói là “khủng” nhất ở miền Trung. Trong số 4 chiếc do 4 người con trai của ông làm thuyền trưởng đang hành nghề lưới vây ở khu vực biển Trường Sa với 75 lao động, chiếc lớn nhất có công suất lên đến 900CV. Mỗi chuyến ra khơi từ 15-20 ngày, sản lượng đánh bắt của đội tàu đạt gần 200 tấn hải sản các loại.

Lão ngư Nguyễn Văn Ái rất bất bình trước hành động ngang ngược, sai trái của tàu cá Trung Quốc. Ông Ái cho biết, mới đây khi tàu của ông hành nghề ở khu vực Trường Sa đã bị một đoàn tàu cá Trung Quốc gần 30 chiếc áp đảo, rượt đuổi. Đi theo đoàn tàu này còn có 1 tàu hải quân Trung Quốc hộ tống. “Tui gần cả đời đi biển chưa bao giờ thấy hiện tượng lạ như thế. Thông thường để đánh bắt được hiệu quả, khi hoạt động trên biển, các tàu thường phải tách nhau ra với một khoảng cách nhất định rồi thả lưới, hoặc giăng câu mới có cá. Đằng này, tàu cá Trung Quốc không chỉ đi từng đoàn đông đảo mà còn có cả tàu hải quân hộ tống, như vậy họ đã lộ rõ ý đồ lấn biển thuộc chủ quyền Việt Nam, xâm chiếm và tranh giành ngư trường bao đời nay của ngư dân chúng tôi”, ông Ái thẳng thắn bày tỏ.

Ông Ái cho biết thêm, trước đây mỗi khi chạy tránh gió bão, tàu cá của ông đều chạy ngang qua một số đảo của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép, có khi chạy gần đảo 2-3 hải lý cũng không vấn đề gì. Thế nhưng, trong khoảng thời gian 2 tháng nay thì tình hình đã đổi khác, rất bất lợi. “Việc đi lại giờ khó khăn hơn rất nhiều, hở ra là họ nổ súng bắn, rượt đuổi. Tàu của tui mỗi khi chạy tránh gió phải ra xa hơn 30 hải lý nên luôn đối mặt với rủi ro, bất trắc. Ngư dân tụi tui không thể chấp nhận được điều này, vì đây là vùng biển của Việt Nam mà”, ông Ái bức xúc.

Đe dọa, làm ngư dân kiệt quệ

Lão ngư Dương Văn Tám (ở P.6, TP Tuy Hòa, Phú Yên), người đã gắn bó với đại dương vài chục năm nay, cho biết: “Ngày trước chỉ thỉnh thoảng mới thấy tàu cá Trung Quốc lấn sang vùng biển của mình đánh bắt, nhưng nay chuyến biển nào tụi tui cũng nhìn thấy tàu cá Trung Quốc. Họ vào vùng biển của mình đánh bắt nhưng được tàu hải giám của họ yểm trợ. Trong khi tụi tui đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền của ta lại bị tàu hải giám Trung Quốc rượt đuổi. Có lần tàu cá nhà tui bị tàu hải giám Trung Quốc rượt đuổi, phải cắt bỏ giàn câu, bỏ chạy. Sau khi họ đi, mình mới dám quay trở lại để tìm giàn câu. Nhiều khi máy định vị báo vùng biển đó nhiều cá, nhưng khi cho tàu chạy đến đã thấy tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang có mặt trước rồi, lại có tàu hải quân bảo vệ nữa. Tàu Trung Quốc bây giờ ỷ đông ăn cướp trắng trợn quá”.

Sáng 30.5, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, anh Nguyễn Thanh Nam - người phụ trách trực Icom cộng đồng thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, các tàu cá của ngư dân địa phương đang hoạt động trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN báo về, từ nửa tháng qua liên tục “đụng đầu” với hàng loạt tàu cá của Trung Quốc tràn sang đánh bắt theo kiểu giã cào. Trong khi đó, tàu kiểm ngư của Trung Quốc lại ráo riết hoạt động, rượt đuổi tàu cá, khống chế, tịch thu tài sản của nhiều ngư dân ta

Chỉ trong vòng mấy ngày đầu tháng 5 vừa qua, tại xã Bình Châu đã có ít nhất 2 trường hợp, đó là tàu QNg-50615TS do ngư dân Trần Văn Thoa làm thuyền trưởng, trên tàu có 14 ngư dân và tàu QNg-90019 TS do ngư dân Võ Đào làm thuyền trưởng, trên tàu có 8 ngư dân bị Trung Quốc tịch thu tài sản, ngư cụ như máy định vị, máy dò, Icom, bộ đàm… gây thiệt hại trên gần 320 triệu đồng. Thuyền trưởng Võ Đào lên tiếng: “Hoàng Sa là vùng biển của mình mà Trung Quốc lại cấm đánh bắt. Trong khi đó, tàu cá của họ lại ngang nhiên đánh bắt, chiếm lĩnh ngư trường truyền thống của mình. Thật ngang ngược!”.

Còn tại huyện đảo Lý Sơn, vào hôm 9.5 tàu cá QNg-66101TS do ngư dân Lê Vinh (xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng, trên tàu có 11 ngư dân cũng bị Trung Quốc tịch thu tài sản, ngư cụ khi đang hành nghề tại gò Xà Cừ (quần đảo Hoàng Sa của VN), ước tính thiệt hại 160 triệu đồng.

Theo nhận định của cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi, nếu như các năm trước phía Trung Quốc nhiều lần bắt giữ, tịch thu tàu cá, đòi tiền chuộc và đánh đập ngư dân khi họ đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa, với ý đồ đe dọa để ngư dân không dám đến vùng biển này khai thác hải sản nữa, nhưng bị Nhà nước VN lên án mạnh mẽ thì năm nay Trung Quốc đã đổi “chiến thuật”. Đó là chỉ tịch thu tài sản, hải sản làm cho ngư dân kiệt quệ về tài chính, không còn khả năng hành nghề nữa, qua đó làm nhụt chí những tàu cá khác mỗi khi ra Hoàng Sa và các vùng biển truyền thống khác

Kiên quyết giữ ngư trường

Việc hàng loạt tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam trong thời gian gần đây chưa hẳn là để khai thác hải sản trái phép mà có thể chỉ thăm dò, nếu ngư dân VN thụt lùi thì họ sẽ tiến tới chiếm ngư trường. Lão ngư Dương Chính (ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) - một ngư dân đã từng ngang dọc vẫy vùng khắp vùng biển Trường Sa - Hoàng Sa nói rằng, ngày trước đánh bắt ở vùng biển này rất ít gặp tàu cá Trung Quốc, còn bây giờ họ đi cả tốp vài chục chiếc xâm phạm vùng biển chủ quyền của VN. “Trung Quốc cho lực lượng rượt đuổi, vây bắt tàu cá của ngư dân mình, hậu thuẫn cho tàu cá nước họ vô tư đánh bắt hải sản ngay trên vùng biển chủ quyền của VN là ý đồ hình thành các vùng đánh cá truyền thống của họ. Tui nghĩ các cơ quan chức năng của VN cần vào cuộc để chặn đứng hành động của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển của ta”, lão ngư Dương Chính kiến nghị.

Theo đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Phú Yên, việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam với số lượng hàng trăm chiếc là để lấn át ngư trường, chiếm lấy vùng biển của ta. Để ngư dân nắm rõ vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và vùng biển chồng lấn, BĐBP tỉnh Phú Yên phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền các văn bản pháp quy liên quan đến Luật Biên giới quốc gia, các chỉ thị, nghị định và chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với ngư dân.

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền cho biết: “Ngư trường mà ngư dân đánh bắt lâu nay là vùng biển của ta, ngư trường truyền thống của ngư dân và ở đây rất giàu hải sản nên chúng tôi vận động, khuyến khích ngư dân tiếp tục giữ lấy ngư trường, thường xuyên thông tin cho BĐBP về tình hình trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc ngư dân bám ngư trường không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi đang tiếp tục tuyên truyền, vận động ngư dân tiếp tục bám biển, đi đánh bắt theo tổ để giúp nhau, nếu gặp tàu cá nước ngoài uy hiếp thì tương trợ đấu tranh”.

Cũng theo đại tá Nguyễn Trọng Huyền, trong những ngày qua, sau khi công luận và dư luận trong nước quyết liệt lên tiếng phản đối tình trạng tàu đánh cá Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm ngư trường, số lượng tàu cá Trung Quốc đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã giảm hẳn.

Trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Nguyễn Viết Châu - Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Bình Định, cho biết thời gian gần đây ngư dân phát hiện nhiều tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng biển miền Trung, trong đó chủ yếu là tàu cá Trung Quốc. Có những lúc các tàu cá Trung Quốc xuất hiện cách bờ biển Bình Định chỉ khoảng hơn 100 hải lý. “Gặp những trường hợp như vậy, BĐBP đã tìm cách xua đuổi, đồng thời có những hỗ trợ cần thiết cho ngư dân yên tâm ra khơi hành nghề đánh bắt hải sản, giữ vững chủ quyền biển đảo”, đại tá Nguyễn Viết Châu nói.

Đình Phú - Hiển Cừ - Đức Huy

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 17:12

Trung Quốc chèn ép láng giềng
31/05/2011 0:25

Xem nguyên bản: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110531/Trung-Quoc-chen-ep-lang-gieng.aspx

Thượng nghị sĩ Philippines Miriam Defensor-Santiago cho rằng Trung Quốc luôn tìm cách lấn áp các nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Hiện các nước và vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm có Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Brunei. Trong đó Trung Quốc là nước “lớn nhất” về phương diện đất đai và dân số cũng như “mạnh nhất” về khả năng quân sự, theo báo The Philippine Star. Vì thế, nước này đang ngày càng leo thang các hành động đơn phương trắng trợn và phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế và các thỏa thuận đã ký kết về giải quyết hòa bình các tranh chấp. “Thực tế, Trung Quốc đang tìm cách lấn áp chúng ta và các nước ASEAN khác”, The Philippine Star dẫn lời nghị sĩ uy tín Miriam Defensor-Santiago, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Philippines.

Theo bà Defensor-Santiago, Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn dầu khí và khoáng sản dồi dào ở biển Đông, đặc biệt là ở Trường Sa, cũng như kiểm soát một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Nếu điều này xảy ra sẽ gây mất cân bằng trong khu vực và cả trên thế giới. Vì thế, theo thượng nghị sĩ Defensor-Santiago, cộng đồng quốc tế sẽ không để Trung Quốc đạt được ý đồ. Hồi tháng 10.2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nước này có lợi ích thiết thực trong việc bảo đảm tự do đi lại và hoạt động thương mại tại biển Đông.
Anh ban lang gieng Thuyenbe

Bà Defensor-Santiago đưa ra nhận định trên sau khi 3 tàu hải giám của Trung Quốc trắng trợn xâm nhập thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phá hoại tàu thăm dò Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ... Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về biển Đông tại Học viện Lực lượng phòng vệ Úc ở Canberra, nhận định hành động nói trên cho thấy sự leo thang trong thái độ gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. “Trung Quốc đang khẳng định chủ quyền của họ một cách ngang ngược và nước này có ưu thế về tàu để thực hiện hành động này”, tờ Financial Times dẫn lời ông Thayer nhận xét.

Một trong ba tàu hải giám của Trung Quốc táo tợn xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hôm 26.5 mang số hiệu 84. Đây là tàu hải giám được Lực lượng giám sát hàng hải Trung Quốc (CMS) đưa vào hoạt động hôm 8.5 và trở thành tàu tuần tra thứ 13 của Tổng đội tàu hải giám Nam Hải (tức Tổng đội tàu giám sát khu vực biển Đông - NV) đóng ở thành phố Quảng Châu, theo Nhân dân nhật báo. Tàu này cũng là một phần trong kế hoạch tăng thêm 13 tàu tuần tra có trọng tải 1.000 tấn trở lên và 5 trực thăng để phục vụ công tác tuần tra các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình. Kế hoạch được Bắc Kinh công bố vào năm 1999, với vốn đầu tư 1,6 tỉ nhân dân tệ (245,9 triệu USD). Hôm 2.5, China Daily dẫn lời Phó giám đốc CMS Tôn Thư Hiền cho hay sẽ tuyển thêm hơn 1.000 nhân viên trong năm 2011 và mua thêm 36 tàu tuần tra trong 5 năm tới.

Phản đối đường lưỡi bò

Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt khúc 9 đoạn”... đều là cách gọi khác nhau để chỉ bản đồ yêu sách phi lý của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Quốc dân đảng trước đây vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).

Tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” diễn ra tại TP.HCM hồi tháng 11.2010, GS Erik Franckx, Trưởng khoa Luật quốc tế và châu Âu của Đại học Brussels (Bỉ), phân tích tính pháp lý về bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn nói trên. Theo ông Franckx, việc Trung Quốc đơn phương vẽ ra một bản đồ như vậy gây phản ứng mạnh trên quốc tế, làm nảy sinh nhiều câu hỏi về nguồn gốc, ý nghĩa và tác động của nó đối với biển Đông. Bằng cách phân tích các dữ kiện dựa trên Luật Biển nói riêng và luật quốc tế nói chung, GS Franckx kết luận rằng nếu đem ra phân xử thì cơ sở của đường 9 đoạn rất yếu.

Vấn đề “đường lưỡi bò” tiếp tục được mổ xẻ tại Hội thảo Quốc gia lần thứ hai về biển Đông với chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế” tại Hà Nội hôm 26.4. Theo phân tích tại hội thảo, kể từ thời điểm 7.5.2009, một cuộc chiến pháp lý hoàn toàn mới liên quan đến “đường lưỡi bò” lại nổ ra giữa các nước có tranh chấp ở biển Đông. Lần đầu tiên các bên sử dụng diễn đàn LHQ và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức đưa “đường chữ U” ra trước công chúng, thay vì thái độ mập mờ như trước đó. Cũng từ việc này đã dấy lên làn sóng phản đối “đường chữ U” rộng khắp, bác bỏ tuyên bố sai sự thật của Trung Quốc rằng “đường chữ U” được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi từ lâu.

Ngoài ra, trong công hàm gửi LHQ hôm 14.4 vừa qua, Trung Quốc lại lờ đi đường lưỡi bò và tuyên bố rằng “quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam - NV) có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”. Tuy nhiên, chuyên gia Michael Richardson của Viện Đông Nam Á học Singapore nhận định trên tờ Japan Times rằng không có điểm nào trong UNCLOS chứng thực tuyên bố trên của Bắc Kinh. Theo các nhà nghiên cứu, những mâu thuẫn này chứng tỏ bản thân Trung Quốc còn lẫn lộn và không biết giải thích thế nào về đường lưỡi bò cho có lý.

Văn Khoa
(tổng hợp)


Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 17:16

Trung Quốc cố tình đánh lừa dư luận
30/05/2011 1:34

Xem nguyên bản: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110530/Trung-Quoc-co-tinh-danh-lua-du-luan.aspx

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết: VN kiên quyết phản đối hành động của phía TQ phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của VN trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn dầu khí quốc gia VN. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và TQ năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước VN và TQ. VN yêu cầu phía TQ chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía VN.

Bác bỏ hoàn toàn tuyên bố của Trung Quốc

Báo Quân đội Nhân dân: Ngày 28.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Khương Du đã có phát biểu cho rằng việc VN tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển do TQ quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của TQ tại biển Đông. Phía TQ cũng cho rằng những việc mà các cơ quan hữu quan của nước này thực hiện là hoàn toàn tuân thủ luật biển, và các hoạt động giám sát trên vùng biển thuộc chủ quyền pháp lý của TQ. TQ cũng khẳng định rằng luôn nỗ lực duy trì hòa bình trên biển Đông. Xin cho biết phản ứng của VN về tuyên bố này?

Bà Nguyễn Phương Nga: Trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng Việt Nam hoàn toàn bác bỏ tuyên bố ngày 28.5.2011 của phía TQ. Cần làm rõ một số điểm như sau:

Trước hết, khu vực mà VN tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của VN theo Công ước Luật Biển 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do TQ quản lý. Phía TQ đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.

Thứ hai là, VN luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Tuy nhiên cũng cần phải nói rõ rằng không có nhận thức chung nào nói rằng TQ có quyền cản trở các hoạt động của VN tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Chính hành động này của TQ đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. TQ kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng các biện pháp hòa bình nhưng chính hành động của TQ đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.

Báo VietNamNet: Lãnh đạo TQ đã nhiều lần khẳng định TQ chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp và dù lớn mạnh đến đâu cũng không “xưng bá”. Sự việc này có phải cho thấy thái độ sô-vanh nước lớn của TQ hay không?

Bà Nguyễn Phương Nga: Chúng tôi mong rằng TQ, là một nước lớn, thì sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn và thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo cấp cao TQ.

Báo Financial Times: Đại diện PVN có nói về việc đe dọa sử dụng vũ lực của TQ, xin nói rõ hơn về vấn đề này. Thời điểm đó không rõ hai bên có liên lạc trực tiếp với nhau không ? Đánh giá cụ thể về đe dọa sử dụng vũ lực này như thế nào?

Ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí VN: Trong khi tàu TQ tiến vào gần và cắt cáp thì tất cả các yêu cầu và cố gắng liên lạc của tàu Bình Minh 02 với tàu TQ đều đã không được phía TQ trả lời. Tuy nhiên, sau khi cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thì tàu TQ đã lên tiếng khẳng định rằng tàu của VN đang vi phạm lãnh hải của TQ và yêu cầu tàu của VN rời khỏi khu vực này. Những người trên tàu Bình Minh 02 còn nghe rõ giọng đó là của một phụ nữ. Tuy nhiên rất tiếc chúng tôi không có bản ghi âm ở đây.

Hãng tin Bloomberg: Xin cho biết định mức mà VN yêu cầu TQ bồi thường? VN sẽ kiện phía TQ bồi thường như thế nào?

Lao Động: Mức thiệt hại của PVN trong vụ việc này và những ảnh hưởng đến hoạt động của PVN?

Ông Đỗ Văn Hậu: Có hai dạng thiệt hại mà tàu TQ đã gây ra. Thứ nhất là làm hỏng các phương tiện, thiết bị khảo sát địa chấn mà trong trường hợp này là cắt đứt cáp địa chấn, làm hỏng hệ thống thu tín hiệu địa chấn của tàu Bình Minh 02. Thiệt hại quan trọng nữa là chúng tôi phải dừng hoạt động lại hai ngày để nối lại các thiết bị bị hỏng, thay thế các thiết bị mới để tiếp tục tiến hành công việc và sau đây chúng tôi sẽ phải dành nhiều thời gian để sửa chữa lại các thiết bị hỏng. Chúng tôi hiện đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết về vấn đề này.

Ngoài các thiệt hại đã nêu, PVN đã ký rất nhiều các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dầu khí với nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên thềm lục địa của VN, kể cả ở khu vực chúng tôi vừa đang khảo sát. Đây hoàn toàn không phải vùng tranh chấp. Chắc chắn sự kiện này sẽ làm ảnh hưởng đến chủ trương, tâm lý và các hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều biết rằng các hoạt động của Petro Vietnam và của họ tại các khu vực đã ký kết là hoàn toàn nằm trên vùng thuộc chủ quyền của VN.
Nhiều lần phá hoại

Báo Thanh Niên: Có thông tin là tàu TQ đã nhiều lần cản trở các hoạt động của các tàu VN và tàu TQ đã nhiều lần cắt cáp của các tàu thăm dò nước ngoài do VN thuê để khảo sát khu vực thềm lục địa của VN, xin đại diện PVN cung cấp thông tin cụ thể?

Ông Đỗ Văn Hậu: Hoạt động dầu khí của VN trải dài từ vịnh Bắc Bộ xuống tận mũi Cà Mau và các vùng mà TQ đã nhiều lần vi phạm nằm ở một số khu vực mà chúng ta gọi là “nhạy cảm”. Các hoạt động của PVN gồm hoạt động khảo sát địa chấn, khảo sát công trình, khoan và rất nhiều hoạt động này đã bị các tàu TQ đến gần hoặc bay khảo sát (tức dùng máy bay tuần thám biển của TQ theo dõi - chú thích của TN) hoặc cho tàu vào gần để quấy nhiễu. Đã từng có trường hợp họ cắt cáp. Và tất cả các trường hợp này đã được VN đưa ra những phản đối mạnh mẽ nhất đối với phía TQ.

Báo Tuổi Trẻ: Gần đây TQ đã có gia tăng hành động gây hấn, va chạm không chỉ với VN mà còn với một số nước khác như Philippines. Liệu có thể hiểu đây là những hành động nhằm biến biển Đông thành “ao nhà” của TQ với đường yêu sách 9 đoạn hay không?

Ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao: Một điều hết sức rõ ràng là đường yêu sách 9 đoạn của TQ trên biển Đông hay còn gọi là yêu sách đường lưỡi bò hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Nó trái với Công ước Luật Biển 1982 mà TQ là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có VN và đã bị nhiều nước phản đối. Việc TQ đang tìm cách thực hiện đường yêu sách 9 đoạn này trên thực tế rõ ràng đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Báo Financial Times: Sau sự việc này, liệu Hải quân VN có tăng cường tuần tra để bảo vệ các tàu VN hoạt động trong khu vực thuộc chủ quyền của VN?

Bà Nguyễn Phương Nga: Chính sách quốc phòng của VN là hòa bình và tự vệ. Hải quân VN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hãng tin Bloomberg: Xin cho biết định mức mà VN yêu cầu TQ bồi thường? VN sẽ kiện phía TQ bồi thường như thế nào?

Lao Động: Mức thiệt hại của PVN trong vụ việc này và những ảnh hưởng đến hoạt động của PVN?

Ông Đỗ Văn Hậu: Có hai dạng thiệt hại mà tàu TQ đã gây ra. Thứ nhất là làm hỏng các phương tiện, thiết bị khảo sát địa chấn mà trong trường hợp này là cắt đứt cáp địa chấn, làm hỏng hệ thống thu tín hiệu địa chấn của tàu Bình Minh 02. Thiệt hại quan trọng nữa là chúng tôi phải dừng hoạt động lại hai ngày để nối lại các thiết bị bị hỏng, thay thế các thiết bị mới để tiếp tục tiến hành công việc và sau đây chúng tôi sẽ phải dành nhiều thời gian để sửa chữa lại các thiết bị hỏng. Chúng tôi hiện đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết về vấn đề này.

Ngoài các thiệt hại đã nêu, PVN đã ký rất nhiều các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dầu khí với nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên thềm lục địa của VN, kể cả ở khu vực chúng tôi vừa đang khảo sát. Đây hoàn toàn không phải vùng tranh chấp. Chắc chắn sự kiện này sẽ làm ảnh hưởng đến chủ trương, tâm lý và các hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều biết rằng các hoạt động của Petro Vietnam và của họ tại các khu vực đã ký kết là hoàn toàn nằm trên vùng thuộc chủ quyền của VN.
Nhiều lần phá hoại

Báo Thanh Niên: Có thông tin là tàu TQ đã nhiều lần cản trở các hoạt động của các tàu VN và tàu TQ đã nhiều lần cắt cáp của các tàu thăm dò nước ngoài do VN thuê để khảo sát khu vực thềm lục địa của VN, xin đại diện PVN cung cấp thông tin cụ thể?

Ông Đỗ Văn Hậu: Hoạt động dầu khí của VN trải dài từ vịnh Bắc Bộ xuống tận mũi Cà Mau và các vùng mà TQ đã nhiều lần vi phạm nằm ở một số khu vực mà chúng ta gọi là “nhạy cảm”. Các hoạt động của PVN gồm hoạt động khảo sát địa chấn, khảo sát công trình, khoan và rất nhiều hoạt động này đã bị các tàu TQ đến gần hoặc bay khảo sát (tức dùng máy bay tuần thám biển của TQ theo dõi - chú thích của TN) hoặc cho tàu vào gần để quấy nhiễu. Đã từng có trường hợp họ cắt cáp. Và tất cả các trường hợp này đã được VN đưa ra những phản đối mạnh mẽ nhất đối với phía TQ.

Báo Tuổi Trẻ: Gần đây TQ đã có gia tăng hành động gây hấn, va chạm không chỉ với VN mà còn với một số nước khác như Philippines. Liệu có thể hiểu đây là những hành động nhằm biến biển Đông thành “ao nhà” của TQ với đường yêu sách 9 đoạn hay không?

Ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao: Một điều hết sức rõ ràng là đường yêu sách 9 đoạn của TQ trên biển Đông hay còn gọi là yêu sách đường lưỡi bò hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Nó trái với Công ước Luật Biển 1982 mà TQ là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có VN và đã bị nhiều nước phản đối. Việc TQ đang tìm cách thực hiện đường yêu sách 9 đoạn này trên thực tế rõ ràng đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Báo Financial Times: Sau sự việc này, liệu Hải quân VN có tăng cường tuần tra để bảo vệ các tàu VN hoạt động trong khu vực thuộc chủ quyền của VN?

Bà Nguyễn Phương Nga: Chính sách quốc phòng của VN là hòa bình và tự vệ. Hải quân VN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Hoàng Lão Tà Tue 31 May 2011, 17:25

Trung Quốc gây bất ổn trên biển Đông
29/05/2011 23:23

Xem nguyên bản: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110529/Trung-Quoc-gay-bat-on-tren-bien-Dong.aspx
Anh ban lang gieng Tau-chien-trung-quoc

Nguy cơ bất ổn vẫn chực chờ trên biển Đông do các hành động “phô trương cơ bắp” của Trung Quốc dưới cái lốt “trỗi dậy hòa bình”.
Một điều rất rõ ràng: căng thẳng ở biển Đông hiện nay chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc, xoay quanh các hành động quân sự và bán quân sự (thông qua các tàu ngư chính, hải giám... được cho là có trang bị vũ khí) của nước này. Đây là nhận định của ông Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Heritage Foundation (Mỹ). Đúng là có nhiều nước tham gia tranh chấp chủ quyền trong khu vực nhưng đa số các vụ gây hấn, chặn bắt tàu, ngăn cản các hoạt động thăm dò dầu khí đều do phía Trung Quốc gây ra, ông Lohman viết trên website Heritage.org. Cũng không có bên nào trong khu vực đưa ra những tuyên bố, bản đồ ngang ngược và phi lý như đường lưỡi bò của Bắc Kinh.

Ngày 3.5, phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ gửi công hàm đến TTK LHQ khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Động thái này nhằm nêu ý kiến về công hàm gửi ngày 14.4 của phái đoàn thường trực tại LHQ của Trung Quốc trong đó một lần nữa thể hiện yêu sách đường lưỡi bò. Bắc Kinh viện dẫn những đạo luật biển của chính mình để tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rồi lồng ghép một cách lập lờ các khái niệm như Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vùng biển tiếp giáp, thềm lục địa... nhằm chiếm trọn 80% diện tích biển Đông trong đường lưỡi bò. Tờ Japan Times dẫn lời chuyên gia Michael Richardson của Viện Đông Nam Á học (Singapore) nhận định: “Theo luật quốc tế hiện hành thì các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông không hề có cơ sở nào”.

Như nhiều chuyên gia nhận định, một trong những lý do khiến Trung Quốc ngày càng “hung hăng” trong vấn đề biển Đông là nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác dầu khí tại đây. Hồi tháng 4, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải chuyên đề về biển Đông và gọi vùng biển này là “Vịnh Ba Tư thứ hai”. Tờ báo dẫn lời ông Trương Đại Vĩ, quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, nói việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là “chìa khóa” để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc. Trong thời gian qua, tàu Trung Quốc cũng tăng cường quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí trong khu vực mà việc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam hôm 26.5 là ví dụ mới nhất. Hải quân và không quân Trung Quốc cũng đang tăng cường khả năng và khí tài để thể hiện sức mạnh trong khu vực và bảo vệ các dự án năng lượng ngoài khơi của Bắc Kinh, theo Japan Times.

Ngoài ra, còn có nhiều thông tin không chính thức về việc chính quyền Bắc Kinh gây sức ép lên các tập đoàn dầu khí quốc tế muốn hợp tác khai thác với các nước tiếp giáp với biển Đông. Tại diễn đàn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang tên Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore hồi tháng 6.2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố Washington phản đối hành vi “ăn hiếp” các công ty hoạt động ở biển Đông, theo Bloomberg.

Đến nay, các nước đã có phản ứng khá mạnh mỗi khi bị quấy rối trên biển Đông. Điển hình là vụ Philippines đưa máy bay chiến đấu và tàu hải quân chặn tàu Trung Quốc hồi tháng 3. Trước đó, vào cuối tháng 4.2010, máy bay và tàu chiến Malaysia và 3 tàu ngư chính của Trung Quốc “vờn nhau” trong nhiều giờ nhưng không có đụng độ, theo Đài truyền hình Phượng Hoàng ở Hồng Kông. Giới quan sát nhận định, tình trạng biển Đông “dậy sóng” sẽ được bàn thảo tại Đối thoại Shangri-La 2011, dự kiến diễn ra từ ngày 3-5.6 tại Singapore. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ tham dự diễn đàn năm nay.

Trọng Kha

Hoàng Lão Tà
Hoàng Lão Tà
Admin

Tổng số bài gửi : 1530
Join date : 11/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  huuhoi Sat 04 Jun 2011, 14:28

“Vụ hải giám" nhìn lại
Thứ Bảy, 04/06/2011, 10:33 (GMT+7)

TTCT - Vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, quấy phá bạo lực tàu của Việt Nam cho thấy rằng các nước ASEAN tuy có một số hục hặc riêng với nhau, song vẫn ý thức được đâu mới là “vấn đề chung” của mình.

(trang gốc: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/440918/%e2%80%9cVu-hai-giam-nhin-lai.html)

Nội vụ nổ ra hôm thứ năm 26-5, ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng (BTQP) Trung Quốc Lương Quang Liệt kết thúc chuyến đi vận động hai nước ASEAN cùng “có chân” trên biển Đông là Philippines và Indonesia.

Thông cáo chung ở Jakarta

Tại Indonesia, nơi ông Lương vừa dự xong hội nghị các BTQP ASEAN mở rộng, tờ Jakarta Post đã tống tiễn ông này bằng một bài báo “bọc nhung” với những chi tiết sau: Các vấn đề xoay quanh biển Đông có thể đưa bốn nước ASEAN - Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam - vào trong một cuộc đối kháng với gã khổng lồ của châu Á là Trung Quốc... Song BTQP Indonesia Purnomo Yusgiantoro và BTQP Trung Quốc đã cười với nhau sau cuộc gặp tay đôi kéo dài hai giờ.

Ông Lương từ chối trả lời phỏng vấn, ông Purnomo thì bảo rằng cuộc gặp đã là “tốt”, rằng đã không có vấn đề gì khi thảo luận về biển Đông và không có phản ứng tiêu cực gì từ phía Trung Quốc đối với một thông cáo chung của các BTQP ASEAN trong ngày hôm đó về biển Đông. Trong thông cáo chung đó, các BTQP ASEAN tuyên bố họ muốn biển Đông được ổn định và yên bình...

Ông Purnomo cho biết: “Nếu ông Lương nổi giận với bản thông cáo chung đó, ông ta đã có thể bỏ phòng họp trong giận dữ. Song thực tế là ông ta đã không giận dữ, còn mỉm cười, thậm chí cười thầm. Có lẽ ông ta đã chẳng hề đọc thông cáo chung. Song, căn cứ trên những gì tôi hay biết, đã chẳng có vấn đề gì”.

Ông Purnomo cũng trả lời như thế khi được hỏi liệu BTQP Trung Quốc phản ứng ra sao với tuyên bố trước đó của BTQP Indonesia, rằng đương kim chủ tịch ASEAN là Indonesia muốn những tranh chấp biển Đông được giải quyết một cách đa phương: “Phía Trung Quốc chẳng có vấn đề gì với tuyên bố này của tôi” (1).

Tác giả bài báo, Mustaqim Adamrah, đã tóm tắt thái độ của BTQP Trung Quốc thật chính xác: “Trung Quốc đấu dịu (về) tính nghiêm trọng của các vấn đề biển Đông”. Tường thuật của nhà báo này cho thấy thế thái nhân tình Indonesia như sau:

1/ Indonesia, trong tư cách chủ tịch ASEAN năm nay gắn chặt với các láng giềng của mình, tuy trong thực tế có thể có những va chạm về đánh cá với nhau, cho dù có bị rủ rê xé lẻ “tuần tra chung chống hải tặc”;

2/ Phía Indonesia, cả quan chức lẫn báo chí cùng dư luận, cùng phân cực rõ rệt nội vụ biển Đông thành hai cực: một bên là bốn nước ASEAN liên quan, bên kia là Trung Quốc;

3/ Hội nghị các BTQP ASEAN đã diễn ra và kết thúc trong thống nhất lập trường về vấn đề biển Đông, làm sao cho biển Đông ổn định và yên bình, và qua đàm phán đa phương chớ không song phương như ý muốn của Trung Quốc.

ASEAN một lòng

Các nước ASEAN tuy không cùng ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, song cũng cùng một ý thức bảo vệ chủ quyền. Ngoài mặt có thể “ngoại giao”, song trong ruột vẫn cảnh giác, như phát biểu chung giữa BTQP Philippines và Trung Quốc kêu gọi “tự kiềm chế trên biển Đông” (2). Từ ngữ “gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc” mà Mustaqim Adamrah sử dụng không mang ý nghĩa khiếp hãi, mà hàm ngụ ý gắn kết bốn nước ASEAN liên quan đến vấn đề biển Đông.

Tiễn BTQP xong, tờ The Bohol Standard số ra ngày 29-5 đã đăng một bài xã luận tựa đề “Xâm lược hiển nhiên” (Obvious Invasion). Sau cuộc gặp giữa tổng thống Philippines và BTQP Trung Quốc cũng đã có một thông cáo chung, hứa hẹn cùng “giải quyết hòa bình, bằng đối thoại chứ không đối đầu”. Hứa hẹn này cũng được lặp lại sau đó mới hôm thứ sáu 27-5 sau cuộc tiếp xúc giữa Phó chủ tịch Quốc hội Philippines Jejomar Binay với Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Tưởng Thụ Thanh (3).

Ông Tưởng đã nhẹ nhàng chiêu dụ: “Chúng ta cần giữ một bầu không khí hữu nghị và nắm chặt được tình hình”. Có thể Philippines đang hục hặc chuyện ngư dân đánh cá với Việt Nam, song vấn đề chính vẫn là “cuộc xâm lược hiển nhiên kia”.

Mười một ngày trước khi tiếp BTQP Trung Quốc, Tổng thống Aquino từng lên tiếng kêu gọi các nước Brunei, Việt Nam và Malaysia cùng chung một lập trường về biển Đông trong khuôn khổ ASEAN: “Chúng ta là những nước nhỏ trong ASEAN, song nếu chúng ta có chung một lập trường thống nhất, chúng ta sẽ có một tầm ảnh hưởng lớn hơn để ăn nói với Trung Quốc và Đài Loan, cho dù có sự khác biệt về kích thước” (4).

Thậm chí ngay trước khi tiếp BTQP Trung Quốc đang ở thăm Philippines, Tổng thống Aquino còn tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn nhân lễ tốt nghiệp đại học y khoa nước này: “Bộ quy tắc ứng xử giữa các nước cùng tranh chấp các đảo cần được làm mới lại sao cho các yếu tố pháp quy được xác định rõ rệt. Phía Philippines sẽ đưa ra vấn đề này với Chính phủ Trung Quốc” (5).

Thế thái, nhân tình sau sự cố 26-5

Chính trong tâm trạng “nuốt giận cười mỉm” đó, như theo mô tả của tờ Jakarta Post, mà ngay sau khi BTQP Trung Quốc rời Philippines hôm 25-5, sáng hôm sau các tàu “hải giám” Trung Quốc đã xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, giở trò quấy phá, thăm dò phản ứng “chủ nhà” lẫn các nước ASEAN.

Hậu quả của vụ 26-5 là các nước tự động ra sức đề phòng. Ngay tức khắc, các tướng lĩnh và quan chức quốc phòng cao cấp nhất Philippines hôm thứ hai 30-5 đã họp tại thành phố cảng Puerto Princesa để “bàn về việc nâng cấp quân sự nhằm đối phó với các vụ xâm nhập của Trung Quốc” (6). Không chỉ lo ngại phần mình, dư luận nước này còn lo âu cho các láng giềng. “Trung Quốc sẽ vẫn luôn tìm cách bắt nạt Philippines cùng các nước khác trong khu vực Đông Nam Á nhằm kiểm soát tài nguyên dầu hỏa khổng lồ ở đây” - nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago phát biểu (7).

Dư luận Thái Lan cũng lo ngại không kém. Ngày 30-5, tờ The Nation bình luận: “Bắc Kinh xem các lập trường của ASEAN là có vấn đề và phương hại đến các yêu sách chủ quyền của mình... Quan hệ giữa nhóm này với cường quốc khu vực sẽ bị thử thách nghiêm trọng. Không có một quy tắc ứng xử mang tính trói buộc, thật khó mà dự kiến hòa bình lâu dài và ổn định trong vùng biển của khu vực” (Cool.

Đây không phải lần đầu tiên tờ báo này của Thái Lan bày tỏ “tâm trạng”. Một tháng trước sự cố ngày 26-5, The Nation đã đăng một bài góp ý: “Xử sự tế nhị và kiên định chính sách có thể giúp Trung Quốc lấy lại được niềm tin của các láng giềng... Tốt hơn hết, Trung Quốc có thể giảm bớt đi những thách thức... (bằng cách) xử lý các tranh chấp biển trước hết qua luật pháp quốc tế...” (9).

Tác giả của những khuyên can đó là một người Trung Quốc, GS Shen Dingli, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Đại học Phục Đán, Thượng Hải.

DANH ĐỨC

huuhoi
huuhoi

Tổng số bài gửi : 1351
Join date : 12/12/2009

Về Đầu Trang Go down

Anh ban lang gieng Empty Re: Anh ban lang gieng

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 7 trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết